Home Tin Tức Nỗi khổ của người bị bệnh gout

Nỗi khổ của người bị bệnh gout

0
Nỗi khổ của người bị bệnh gout

Bệnh gout là một trong những căn bệnh về xương khớp gây đau đớn bậc nhất. Đây được coi như cơn ác mộng đối với những người mắc bệnh bởi mức độ gây tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Những đau đớn này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc mà còn đến chất lượng cuộc sống. Trong bài viết hôm nay, Alpha Bone sẽ giúp bạn làm rõ về căn bệnh này và nỗi khổ của những người mắc bệnh.

1. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout hay còn gọi là thống phong, là một loại của viêm khớp khiến khớp đau nhức và sưng đỏ. Căn bệnh này xảy ra phần lớn ở nam giới và số người mắc bệnh gout lên tới 30%. Tỷ lệ này ngày một tăng cao, không có dấu hiệu dừng lại và đe dọa đến nền y tế trên toàn thế giới.

Dấu hiệu của bệnh gout

Gout là căn bệnh khiến người bệnh phải chịu vô vàn đau đớn

2. Dấu hiệu của bệnh gout

Ở giai đoạn đầu của quá trình, bệnh gout thường không có dấu hiệu. Các dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm này thường sẽ xảy đến khi bệnh bước sang giai đoạn cấp tính hoặc mãn tính. Phổ biến nhất là dấu hiệu sau:

2.1 Axit uric trong máu tăng cao

Đây là dấu hiệu cực kỳ khó nhận biết. Bởi chỉ có đến bệnh viện, đi khám bác sĩ và được xét nghiệm máu mới có thể nhận ra sự thay đổi về nồng độ axit uric này. Còn bình thường sẽ không xác định được bằng mắt thường, và chính bản thân người bệnh cũng rất khó cảm nhận được.

2.2 Đau nhức

Cơn đau ban đầu sẽ xuất hiện tại vị trí ngón chân cái. Sau đó, có thể lan dần ra nhiều khớp khác như mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay. Đặc biệt, sau khi vận động, va chạm nhẹ hoặc sau mỗi bữa ăn uống linh đình, các cơn đau càng dễ nhận thấy hơn.

Nỗi khổ của người bị bệnh gout

Cơn đau sẽ lan từ ngón chân cái ra nhiều khớp khác như bàn chân, đầu gối, cổ tay

2.3 Sưng tấy

Hiện tượng sưng khớp thường xảy ra vào sáng sớm, đi kèm với triệu chứng đau nhức. Thậm chí, nhìn bằng mắt thường, có thể nhận ra khu vực bị tổn thương đỏ ửng lên, chạm nhẹ vào còn thấy ấm, nóng.

Tùy vào từng mức độ mắc bệnh cũng như thể trạng của từng người, mà các dấu hiệu của bệnh gout có thể diễn ra trong nhiều giờ đến nhiều ngày. Thậm chí, tình trạng đau đớn này còn có thể kéo dài đến vài tháng, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc cũng như đời sống gia đình của người bệnh.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây nên bệnh gout là do nồng độ axit uric tăng cao. Trên thực tế, hàm lượng này được phân tách trong máu và đào thải qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, nếu cơ thể trữ quá nhiều, hoặc do nước tiểu đào thải quá ít sẽ làm tăng lượng axit uric trong máu. Về lâu về dài, hàm lượng này lắng đọng lại, kết tinh tạo thành các tinh thể muối urat. Các tinh thể này bám chặt vào cấu trúc xương khớp, các mô sụn, dây chằng, tạo ra những va chạm đau đớn mỗi khi hoạt động.

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh’

Bên cạnh thủ phạm chính là lượng axit uric trong máu thì vẫn có những yếu tố chủ quan tác động làm tăng nguy cơ gây bệnh như

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có bố, mẹ bị mắc bệnh gout thì nguy cơ con mắc bệnh gout là rất cao.
  • Ăn uống: Việc ăn nhiều thực phẩm chứa purin vô hình chung đẩy nhanh quá trình tạo axit uric hơn và làm mất tính cân bằng trong máu.
  • Thuốc men: Thuốc liều cao điều trị bệnh và thuốc lợi tiểu là một trong số những tác nhân thúc đẩy lượng axit uric trong máu tăng mất kiểm soát.
  • Đồ uống có cồn: Rượu, bia là nhóm chất kích thích gây hại đến sức khỏe con người, đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout lên cao rõ rệt.
  • Cơ địa: Việc gặp khiếm khuyết về cấu trúc enzym ở một số người có thể khiến họ gặp khó khăn trong quá trình phân hủy và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
  • Mất nước: Khi cơ thể thiếu nước trầm trọng, việc đào thải chất độc qua quá trình bài tiết trở nên khó khăn hơn. Điều này cũng làm tích tự axit uric lại trong máu.

5. Các giai đoạn của bệnh gout

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh cũng như sự phát triển của nó, bệnh gout có thể được chia thành 3 giai đoạn

5.1 Giai đoạn 1

Tại giai đoạn này, hàm lượng axit uric tăng cao và các dấu hiệu điển hình của bệnh gout chưa được hình thành. Người bệnh sẽ rất khó, thậm chí là không thể nhận ra bằng mắt thường hoặc bằng cảm nhận.

5.2 Giai đoạn 2

Giai đoạn này được gọi là gout cấp tính. Lúc này, lượng axit uric đã quá cao, tích tụ lại hình thành nên những tinh thể muối urat cứng. Ban đầu sẽ xuất hiện ở ngón chân, gây sưng đau, tấy đỏ. Các cơn đau dữ dội này thường xuất hiện vào ban đêm, khiến người bệnh ngủ không ngon. Từ đó dễ sinh mệt mỏi, cáu gắt thất thường, căng thẳng liên tục.

Nỗi khổ của người bị bệnh gout

Cơn đau sưng tấy ban đầu sẽ xuất hiện ở ngón chân cái

Tình trạng ám ảnh này sẽ kéo dài trong vài ngày, thậm chí có thể hơn một tuần. Sau đó một thời gian rất lâu, người bệnh mới có thể bị lại. Điều này dễ khiến người bệnh lầm tưởng mình đã khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, theo thời gian, các cơn đau sẽ có thể xảy ra với tần suất và mức độ cao hơn.

6. Bị bệnh gout kiêng ăn gì?

Song song cùng quá trình điều trị bệnh, việc cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống là điều rất cần thiết, đặc biệt với những người mắc bệnh gout. Các bạn nên hạn chế nhóm thực phẩm dưới đây để làm giảm cơn đau và ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng bệnh nhé.

6.1 Thịt đỏ

Đứng đầu danh sách thực phẩm bệnh gout kiêng ăn là các loại thịt như thịt bò, thịt dê, thịt heo,… và đặc biệt là thịt chó. Bởi đây là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng purin vô cùng cao, làm tăng mức độ đau nhức cũng như phản ứng gây viêm tại các khớp.

6.2 Hải sản

Nhóm thực phẩm giàu đạm này là những thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên hạn chế ăn. Lý do là bởi đạm không hề tốt cho bệnh gout và nó khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

6.3 Các chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá, cafe, nước ngọt có gas,…. đều là nhóm chất kích thích có hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là với những người mắc bệnh viêm khớp. Không những hạn chế quá trình hấp thụ dinh dưỡng mà nó còn làm tăng tình trạng đau nhức, sưng tấy ở các khớp xương.

6.4 Thức ăn nhanh

Nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào có chứa một hàm lượng lớn chất béo bão hòa. Đây là chất béo không tốt cho sức khỏe người mắc bệnh gout, bởi nó sẽ tạo áp lực lên các khớp xương, gây nên đau đớn dữ dội. Đồng thời, nó còn ảnh hưởng không tốt đến hệ thống tim mạch của người bệnh.

6.5 Đồ ngọt

Thực phẩm cuối cùng mà người mắc bệnh gout cần kiêng ăn là đồ ngọt – thực phẩm giàu đường. Bởi đường chính là thủ phạm cản trở quá trình hấp thụ canxi cho cơ thể, khiến tình trạng loãng xương ở người bệnh nặng hơn. Từ đó làm chậm quá trình điều trị cũng như hồi phục bệnh.

Bệnh gout kiêng gì? Đường cản trở quá trình hấp thụ canxi

Đường cản trở quá trình hấp thụ canxi, làm tăng tình trạng loãng xương

Bên cạnh đó, hàm lượng enzym hypoxanthin oxydase có trong đường sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển hóa purin thành các axit uric. Hành động này vô hình chung đẩy mạnh lượng axit uric có trong cơ thể vượt quá giới hạn cho pháp, làm tăng phản ứng kết tinh muối trong máu và gây ra một loạt những cơn đau đớn ám ảnh.

6.6 Các loại rau có tốc độ tăng trưởng nhanh

Người bị bệnh gout nên kiêng ăn tất cả các loại rau củ quả như măng tây, măng tre, nấm giá, dọc mùng,… bởi nó có chứa hàm lượng purin vô cùng cao. Điều này giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp axit uric trong máu trở nên mạnh mẽ hơn.

► Xem thêm: Bệnh gout kiêng ăn gì? Loại bỏ ngay 13 thực phẩm này khỏi thực đơn!

7. Bệnh gout nên ăn gì?

Bên cạnh việc kiêng khem những thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh, các bạn cũng nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các nhóm thực phẩm tốt sau:

7.1 Thực phẩm giàu vitamin C

Theo các chuyên gia cho biết, vitamin C thúc đẩy sự hình thành canxi cacbonat, từ đó trung hòa với lượng axit uric trong máu và đảm bảo tính cân bằng. Bên cạnh đó, thực phẩm vitamin C còn là một trợ thủ đắc lực trong quá trình điều trị bệnh, làm giảm hiện tượng đau nhức và các triệu chứng thường thấy.

7.2 Rau xanh

Trong rau xanh có chứa một lượng lớn các vitamin cùng các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Điều này không những cản trở quá trình hấp thụ đạm, tạo axit uric mà còn đẩy mạnh quá trình đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.

7.3 Nước

Uống đầy đủ nước mỗi ngày tùy vào thể trạng của từng người có tác dụng rất lớn trong quá trình phục hồi của người bệnh, giúp làm loãng hàm lượng axit uric cao trong máu và quá trình đào thải sẽ diễn ra nhanh hơn. Người bệnh có thể xay rau củ hoặc hoa quả thành nước ép để cải thiện mùi vị nếu như đã quá quen thuộc với nước lọc.

► Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Bệnh gout nên ăn gì?

8. Cách điều trị bệnh gout

Cơn đau từ căn bệnh đáng sợ này có thể bùng phát ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Những cơn đau tái người khiến người bệnh luôn rùng mình, lạnh sống lưng khi nghĩ về nó. Vì vậy, cho dù mới mắc căn bệnh này hay đã mắc từ lâu, các bạn cũng cần có những chỉ dẫn và tư vấn chính xác từ bác sĩ để có một liệu trình điều trị hiệu quả.

8.1 Điều trị bệnh gout bằng Tây y

Sau khi trải qua một loạt những xét nghiệm và thăm khám kĩ càng, người bệnh sẽ được các bac sĩ kê đơn thuốc giảm đau, cụ thể là thuốc chống viêm Steroid hoặc colchicine. Mục đích của việc sử dụng thuốc là giúp người bệnh giảm các cơn đau buốt dữ dội, hạn chế tình trạng tái phát của những cơn đau. Đồng thời còn làm chậm quá trình phá hủy ở các khớp xương, giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gout gây ra.

8.2 Điều trị bằng Đông y

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm một số thảo dược thiên nhiên như vuốt quỷ, cỏ linh lăng, giấm táo, bồ công anh,… Đây đều là những thảo dược quý có tác dụng làm giảm lượng axit uric trong máu, giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm tình trạng đau nhức dữ dội.

► Xem thêm: Bật mí công thức 3 bài thuốc trị bệnh gout từ dân gian cực hiệu quả.

Bài viết trên đây đã giúp các bạn giải mã được những thắc mắc xoay quanh vấn đề bệnh gout. Hi vọng bài viết đã cung cấp đủ thông tin để bạn đọc có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!