Home Tin Tức 7 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm nhìn là thấy ngay

7 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm nhìn là thấy ngay

0
7 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm nhìn là thấy ngay

Bài viết hôm nay, Alpha Bone sẽ cung cấp cho các bạn 7 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm dễ dàng nhận biết và chữa trị sớm nhé! Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nguy hiểm, đa phần xảy ra vào độ tuổi 25-55 và ở nam giới. Nếu không nhận biết sớm để có hướng giải quyết điều trị kịp thời thì sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng lớp bao bên ngoài đĩa đệm bị rách khiến lớp chất nhờn bên trong thoát ra ngoài chèn lên tủy sống hoặc các dây thần kinh. Điều này gây nên những cơn đau ngắt quãng tại vị trí đốt sống ngang thắt lưng. Mỗi khi vận động, thậm chí chỉ đứng, ngồi nhẹ nhàng cũng khiến mức độ đau tăng lên gấp bội.

Dấu hiệu Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng lớp bao lớp đệm bị rách đè lên dây thần kinh

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng lớp bao lớp đệm bị rách đè lên dây thần kinh

2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những đau đớn và biến chứng nghiêm trọng. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn cả cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe bản thân để sớm phát hiện ra căn bệnh. Dưới đây là 7 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm điển hình nhìn là thấy ngay mà người bệnh cần lưu ý

2.1 Đau tại vị trí thoát vị

Các cơn đau xuất hiện chủ yếu ở phần thắt lưng và cổ, bởi đây là 2 bộ phận hoạt động nhiều nhất. Cơn đau ban đầu còn âm ỉ rồi nặng thêm, trở nên nhức nhối, khó chịu khi thời gian tăng. Điều này khiến mỗi cử động nhẹ như đứng, ngồi, thậm chí hắt hơi, ho,… cũng gây đau đớn và sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi.

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm: Ban đầu cơn đau sẽ xuất hiện ở vị trí thoát vị, chủ yếu là thắt lưng và cổ

Ban đầu cơn đau sẽ xuất hiện ở vị trí thoát vị, chủ yếu là thắt lưng và cổ

2.2 Tê bì

Tê bì chân tay là triệu chứng người bệnh cảm thấy tê buốt châm chích ở lòng bàn chân, bàn tay. Phần tê bì sẽ trở nên nặng nề, không có cảm giác trong một khoảng thời gian. Điều này là vì khả năng lưu thông máu giảm do bị lớp chất nhờn đè lên các dây thần kinh khiến các mạch máu ở chân tay bị thiếu hụt.

2.3 Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm – Teo cơ

Dấu hiệu thứ 3 của thoát vị đĩa đệm là teo cơ. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất nhờ vào sự suy giảm kích thước của vùng cơ khiến các khối cơ đột nhiên trở nên không đồng đều, phần bị teo sẽ nhỏ hơn phần còn lại.

2.4 Đau thần kinh tọa

Nhắc đến dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm, không thể không kể hội chứng đau thần kinh tọa. Đây là cơn đau kéo dài từ phía sau đùi đến lòng bàn chân, xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép. Thông thường, cơn đau sẽ xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc vào buổi chiều. Mỗi khi vận động dù nặng hay nhẹ cũng khó khăn và đau đớn.

2.5 Rối loạn cảm giác

Đây là sự rối loạn chức năng cũng như hoạt động của các giác quan: xúc giác, thị giác, thính giác,… Sự nhạy bén của các giác quan trở nên suy giảm, nếu không nhận biết kịp thời sẽ mất hẳn. Một khi người bệnh có triệu chứng này coi như mất đi cách thức cũng như mối liên kết với môi trường bên ngoài.

2.6 Hạn chế khả năng vận động

Khi các dây thần kinh bị chèn ép gây nên một loạt cơn đau nhức, tê bì sẽ khiến người bệnh không còn muốn hoạt động nhiều. Trường hợp căn bệnh trở nặng, có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm và khiến quá trình phục hồi khó khăn hơn.

dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cần biết sớm

Đau nhức dữ dội tại các khớp xương khiến người bệnh vận động khó khăn

2.7 Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm – Rối loạn bài tiết

Đây là triệu chứng mà khi đó chức năng của hệ bài tiết trở nên rối loạn. Người bệnh sẽ tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,… Những phản ứng này đều là hậu quả do các dây thần kinh bị chèn ép gây nên.

3.Một số lưu ý để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh

Một khi mắc thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu và khổ sở vì bị những cơn đau nhức hành hạ ngày đêm. Cơn đau đánh gục tinh thần của người bệnh. Cơn đau khiến đời sống sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều trở ngại và trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, hãy bỏ túi một vài lưu ý sau để phòng tránh nguy cơ mắc căn bệnh này nhé

  • Sinh hoạt đúng tư thế: Ngồi làm việc thẳng lưng, mang vác khối lượng đồ phù hợp với sức mình, thay đổi tư thế khi đứng, ngồi quá lâu,… đều là những cách làm đơn giản giúp bạn tránh xa được nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm. Bởi việc sinh hoạt sai tư thế sẽ khiến chức năng xương suy giảm, cột sống chịu nhiều áp lực hơn, là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
  • Tập thể dục: Đều đặn chạy bộ, tập yoga, đi bơi,… không những tăng sức bền, độ dẻo cho xương mà còn giúp nâng cao thể lực và sức đề kháng
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Kết thân với nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin,… giúp bổ sung dưỡng chất cho xương chắc khỏe. Đồng thời, tránh xa nhóm thực phẩm đại kỵ như thịt đỏ, rượu bia,…. vì chúng sẽ làm tăng tình trạng đau nhức lên gấp nhiều lần.

► Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì? Loại bỏ ngay 13 chất “kịch độc” này

Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn nhận ra 7 dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm. Để từ đó, có hướng điều trị cũng như ngăn ngừa kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? 13 loại thực phẩm hàng đầu.