Home Tin Tức Bị Thoái Hóa Khớp Tay có chữa được không?

Bị Thoái Hóa Khớp Tay có chữa được không?

0
Bị Thoái Hóa Khớp Tay có chữa được không?

Thoái hóa khớp tay là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp ở người cao tuổi, gây khó khăn đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo thống kê, thoái hóa khớp ở tay chiếm 14% trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp. Vậy bị thoái hóa khớp tay có chữa được không? Cùng Alpha Bone tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Ai là đối tượng hay bị thoái hóa khớp tay?

Các đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp thường được phân chia thành 3 nhóm

  • Theo độ tuổi: Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
  • Theo giới tính: Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới
  • Theo thể trạng: Người béo phì, thừa cân cũng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp

Các vị trí thường gặp ở thoái hóa khớp tay?

Khuỷu tay

Do khuỷu tay có vai trò quan trọng trong việc cử động và thường xuyên bị tì đè nên dễ bị tổn thương. Cộng thêm sự lão hóa do thời gian, chấn thương do tai nạn khiến quá trình thoái hóa khuỷu tay diễn ra nhanh chóng hơn.

Khuỷu tay thường xuyên bị tì đè nên dễ bị tổn thươngKhuỷu tay thường xuyên bị tì đè nên dễ bị tổn thương

Cổ tay

Vị trí thứ 2 thường thấy bị thoái hóa chính là cổ tay. Do các mô sụn bị thiếu dưỡng chất hoặc gặp va chạm mạnh dẫn đến chức năng vận động của khớp xương bị ảnh hưởng. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa.

Ngón tay

Cũng như các căn bệnh viêm khớp nói chung, thoái hóa khớp ngón tay là tình trạng sụn khớp bị mài mòn, bao dịch khớp bị sưng viêm gây đau nhức.

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp tay, nhưng phổ biến nhất là

Tuổi tác

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các căn bệnh về viêm khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng. Càng già, các khớp tay càng bị lão hóa, sụn khớp bị suy yếu, bao khớp sưng viêm, xương dưới sụn xơ hóa, mọc gai gây đau nhức.

Tuổi càng già, các khớp tay càng bị lão hóaTuổi càng già, các khớp tay càng bị lão hóa

Chấn thương

Nguyên nhân thứ 2 phải kể đến chính là chấn thương từ tai nạn, vui chơi, lao động. Các va đập mạnh này tác động trực tiếp lên các khớp tay, gây đau nhức, sưng viêm.

Tính chất công việc

Dân văn phòng, tài xế, đầu bếp là nhóm người dễ mắc bệnh thoái hóa khớp ở tay hơn các công việc khác. Bởi đây đều là những nghề nghiệp đòi hỏi phải sử dụng lực tay nhiều mà không được thư giãn, dẫn đến nguy cơ thoái hóa rất cao.

>>Xem thêm: Bệnh thoái hóa khớp

Các triệu chứng của thoái hóa khớp tay là gì?

Thoái hóa khớp ở tay không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh như:

  • Đau nhức khớp xương: Cơn đau âm ỉ hoặc dai dẳng tùy theo tình trạng bệnh. Mức độ đau sẽ tăng lên khi vận động và chỉ giảm đi khi được nghỉ ngơi.
  • Cứng khớp: Tình trạng cứng khớp thường xảy ra vào sáng sau khi ngủ dậy hoặc khi không vận động trong một thời gian dài. Điều này khiến cử động người bệnh khó khăn hơn, kém linh hoạt.

Cứng khớp khiến người bệnh cử động kém linh hoạtCứng khớp khiến người bệnh cử động kém linh hoạt

  • Sưng khớp: Sưng viêm, tấy đỏ các khớp bị tổn thương là triệu chứng thứ 3 dễ nhận thấy bằng mắt thường. Đồng thời, mỗi khi cử động, các khớp xương còn phát ra những âm thanh lạo xạo, lục cục.

Bị thoái hóa khớp tay có chữa được không?

Câu trả lời là có. Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở khám bệnh uy tín để được chẩn đoán và có hướng điều trị chính xác nhất.

Điều trị nội khoa

Hướng điều trị này áp dụng cho những trường hợp thoái hóa ở thể nhẹ, giúp làm chậm quá trình lão hóa, chống biến dạng các khớp xương. Bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp như:

  • Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, corticosteroid
  • Vật lý trị liệu, ngâm nước nóng, xoa bóp kem có hoạt chất chống viêm
  • Sử dụng nẹp cố định để bất động khớp

Điều trị ngoại khoa

  • Phẫu thuật dự phòng: giúp khôi phục cấu trúc của những vị trí khớp bị thoái hóa
  • Phẫu thuật bảo tồn: giúp khắc phục chức năng của khớp xương để người bệnh có thể vận động như bình thường
  • Phẫu thuật thay thế: là phương pháp cuối cùng trong trường hợp có quá nhiều khớp bị hư hỏng nặng

Hy vọng bài viết này đã giải đáp thắc mắc bị thoái hóa khớp tay có chữa được không. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng để lại bình luận bên dưới để được các chuyên gia của Alpha Bone tư vấn và giải đáp nhé. Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!