Home Tin Tức Cảnh báo nguy cơ viêm khớp háng ở trẻ em

Cảnh báo nguy cơ viêm khớp háng ở trẻ em

0
Cảnh báo nguy cơ viêm khớp háng ở trẻ em

Khó ai có thể nghĩ rằng đau khớp háng – căn bệnh tưởng chừng chỉ người trưởng thành mới mắc thì lại xuất hiện ở cả trẻ nhỏ với nguy cơ khá cao. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, căn bệnh sẽ tiến triển nặng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ sau này. Hôm nay, hãy để Alpha Bone chia sẻ đến bạn những thông tin cần thiết về viêm khớp háng ở trẻ em mà không phải ai cũng biết nhé.

Trẻ ở độ tuổi nào dễ mắc bệnh viêm khớp háng?

Theo thống kê tại Việt Nam, viêm khớp háng ở trẻ em thường xảy ra ở 7-14 tuổi, là bệnh lý xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.

Nhiều trường hợp trẻ bị viêm khớp háng nhưng lại bị chẩn đoán nhầm sang lao khớp háng. Đến khi phát hiện ra thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng do chỏm xương đùi đã bị tiêu hoàn toàn, khó chữa.

Viêm khớp háng ở trẻ em

Trẻ bị viêm khớp háng phần lớn ở độ tuổi 7-14 tuổi

Triệu chứng viêm khớp háng ở trẻ em là gì?

Để có thể phòng ngừa điều trị bệnh kịp thời cho trẻ, các bậc phụ huynh nên ghi nhớ một số triệu chứng cụ thể dưới đây

  • Sốt cao: Khi khớp háng bị sưng viêm, trẻ sẽ rất dễ bị sốt cao. Nếu tình trạng sưng viêm trở nặng thì trẻ rất dễ bị sốt trong một thời gian dài.
  • Đau nhức: Triệu chứng thứ hai dễ nhận biết nhất khi trẻ bị viêm khớp háng chính là đau nhức. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Vận động của trẻ bị hạn chế, bước khập khiễng, thậm chí đến đi lại còn trở nên khó khăn. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp, rất có thể trẻ sẽ không vận động được nữa.
  • Sưng viêm: Thêm vào đó, cha mẹ có thể quan sát bằng mắt thường khớp háng của trẻ. Nếu phần khớp bị sưng đỏ khác với bên đối diện thì cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được theo dõi và chẩn đoán chính xác nhất.

Nên cho trẻ đi kiểm tra nếu khớp háng sưng, đỏ khác thường

Cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện khi thấy khớp háng của con sưng đỏ khác thường

  • Một số triệu chứng đi kèm: Ngoài ba dấu hiệu phổ biến thường thấy trên, trẻ sẽ gặp phải một số triệu chứng khác như rối loạn tiêu hóa, mắc viêm nhiễm đường tai mũi họng.

>>Xem thêm: Những điều cần biết về viêm khớp háng

Nguyên nhân viêm khớp háng ở trẻ em?

Theo các bác sĩ và chuyên gia khoa xương khớp, viêm khớp háng ở trẻ có thể là do

  • Chấn thương đầu gối khi chơi đùa, chạy nhảy nhưng không được chữa trị. Để lâu ngày dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng viêm
  • Virus xâm nhập vào cơ thể. Cộng với việc sức đề kháng của trẻ còn yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Cấu trúc xương khớp bị khiếm khuyết, khiến cho chức năng cũng như hoạt động của hệ xương khớp không được đảm bảo, dễ mắc bệnh

Viêm khớp háng ở trẻ em có điều trị được không?

Trên thực tế, căn bệnh này nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì tốc độ phục hồi rất nhanh. Chỏm xương đùi có khả năng phục hồi hoàn toàn và trẻ sẽ tiếp tục phát triển bình thường. Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh, trẻ không được hoạt động trên chân bị tổn thương. Tốt nhất là nên hạn chế đi lại cho đến khi có dấu hiệu phục hồi.

Tuy nhiên, nếu không sớm nhận ra dấu hiệu bệnh hoặc phát hiện muộn, lúc này chỏm xương đùi đã bị tiêu thì khả năng sau này trẻ mắc bệnh thoái hóa khớp là rất cao. Lúc này nếu phương pháp điều trị thông thường không còn phù hợp thì các bác sĩ sẽ phải chỉ định thay khớp háng nhân tạo.

Vì vậy, việc đưa con đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện cũng như có phương pháp điều trị sớm là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần xây dựng cho con một chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi, vitamin D và omega 3 tốt cho xương khớp.

Viatmin D thúc đẩy quá trình tái tạo xương khớp

Chế độ dinh dưỡng khoa học giàu canxi, vitamin D rất tốt cho xương khớp

Đồng thời tích cực cho con tập thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường hệ miễn dịch cũng như độ dẻo dai cho xương khớp. Tuy nhiên, không nên để con lên xuống cầu thang liên tục, vận động quá nhiều hay đứng, ngồi lâu một chỗ vì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng hệ xương khớp. Chúc các con có một sức khỏe dồi dào và phát triển khỏe mạnh nhé!

>>Xem thêm: Viêm khớp háng ở người lớn