Home Tin Tức Cơ chế gây bệnh GOUT và cách phòng ngừa không phải ai cũng biết

Cơ chế gây bệnh GOUT và cách phòng ngừa không phải ai cũng biết

0
Cơ chế gây bệnh GOUT và cách phòng ngừa không phải ai cũng biết

Bệnh gout, hay còn gọi là thống phong, là bệnh lý về xương khớp thường thấy ở người cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số người trẻ mắc bệnh gout cũng gia tăng đáng kể. Vậy cơ chế gây bệnh gout là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh? Căn bệnh có thể được điều trị bằng những cách nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.

Cơ chế gây bệnh gout là gì?

Theo các bác sĩ và chuyên gia khoa xương khớp, cơ chế gây bệnh gout là khi axit uric trong máu tăng cao quá mức quy định. Đối với nam là lớn hơn 420mol/l, còn với nữ là 360mol/l.

Axit uric được sản sinh ra nhờ vào sự phân hủy hoạt chất purin. Một phần nhỏ là từ purin trong thực phẩm. Nhưng phần lớn vẫn là purin trong các tế bào cơ thể.

Cơ chế gây bệnh GOUT và cách phòng ngừa không phải ai cũng biết
Phần lớn axit uric được phân hủy từ purin trong các tế bào cơ thể

Khi lượng axit uric trong máu thấp, thận vẫn có thể đào thải qua nước tiểu. Nhưng khi lượng axit uric tăng vượt ngưỡng quy định khiến thận không loại bỏ kịp thời sẽ lắng đọng ở dạng tinh thể urat.

Các tinh thể này tích tụ ở đâu cũng có thể gây sưng viêm: ở màng hoạt dịch gây viêm khớp, ở thận gây viêm thận, suy thận, ở vành tai gây viêm sụn vành tai. Trong đó, khớp là bộ phận nhạy cảm với các phản ứng viêm nên dễ đau nhức, sưng viêm nhất. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh gout.

Có bao nhiêu nguyên nhân gây bệnh gout?

Cơ chế gây bệnh gout là khi axit uric trong máu tăng cao quá mức, không được đào thải ra khỏi cơ thể nên lắng đọng thành các tinh thể muối urat. Vì vậy, nguyên nhân làm tăng lượng axit uric trong máu cũng chính là nguyên nhân gây bệnh gout. Bao gồm 4 nguyên nhân phổ biến dưới đây

  • Chế độ ăn

Chế độ ăn giàu purin là nguyên nhân đầu tiên làm tăng lượng axit uric trong máu. Bởi khi purin vào cơ thể, nó sẽ bị phá vỡ cấu trúc, chuyển thành axit uric.

  • Béo phì

Nghe thì có vẻ chằng liên quan. Nhưng thực tế, tình trạng thừa cân khiến cho thận hoạt động kém hiệu quả. Do đó, việc đào thải axit uric trở nên khó khăn hơn.

Cơ chế gây bệnh GOUT và cách phòng ngừa không phải ai cũng biết
Béo phì khiến thận hoạt động kém hiệu quả, đào thải axit uric khó khăn hơn

  • Di truyền

Ngay từ khi sinh ra, một số người đã có hiện tượng tăng axit uric bẩm sinh, được gọi là bệnh Lesch – Nyhan do thiếu men HGPT. Tuy nhiên trường hợp này thường rất hiếm.

  • Bệnh lý khác

Một số bệnh lý như Đa hồng cầu, Leucemie kinh thể tủy, Hodgkin, Sarcom hạch, Đa u tủy xương cũng làm tăng sự phân hủy purin trong tế bào cơ thể. Điều này khiến quá nhiều purin bị phá vỡ thành axit uric, gây ra bệnh gout.

>>Xem thêm:

Có những cách nào để điều trị bệnh gout?

Khi lượng axit uric trong máu tăng cao, các bác sĩ sẽ kê đơn chỉ định người bệnh sử dụng thuốc ức chế quá trình tích tụ axit uric thành các tinh thể muối urat hoặc thuốc hỗ trợ thúc đẩy thận đào thải axit uric.

Tuy nhiên, việc điều trị bằng hai loại thuốc này chỉ tập trung kiểm soát nồng độ axit uric trong máu chứ không làm tan các tinh thể muối urat đã lắng đọng. Điều này khiến quá trình điều trị còn nhiều hạn chế.

Cơ chế gây bệnh GOUT và cách phòng ngừa không phải ai cũng biết

Sử dụng thuốc Tây chỉ kiểm soát nồng độ axit uric chứ không làm tan tinh thể urat đã lắng đọng

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên lành tính để điều trị bệnh. Hiện nay, một trong những sản phẩm Đông y được nhiều người tin tưởng và lựa chọn sử dụng là viên thuốc Alpha Bone. Với chiết xuất từ cây vuốt quỷ, nhũ hương, quả sơ ri, collagen type-2, Alpha Bone giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ tăng độ đàn hồi và linh hoạt cho khớp, giảm đau nhức, sưng viêm hiệu quả.

Nên làm gì để phòng ngừa bệnh gout?

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều purin: thịt đỏ, nội tạng động vật
  • Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày
  • Tích cực bổ sung rau xanh, hoa quả vào thực đơn ăn uống
  • Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì
  • Không sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, sinh hoạt điều độ

Alpha Bone hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về cơ chế gây bệnh gout, cách điều trị cũng như phòng ngừa. Để có thể kịp thời phát hiện ra bệnh, các bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Từ đó sẽ có hướng điều trị phù hợp và chính xác nhất với thể trạng bệnh. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!