Home Tin Tức Bị đau khớp gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bị đau khớp gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

0
Bị đau khớp gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bị đau khớp gối uống gì nhanh khỏi là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến không ít người phải sống chung với tình trạng đau nhức, gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Do vậy, bài viết sau Alphabone sẽ cung cấp tới bạn những thông tin cần thiết về một số loại thuốc thường các bác sĩ chỉ định trong điều trị đau khớp gối hiện nay. Cùng theo dõi nhé!

Đau khớp gối nên uống thuốc gì?

Tình trạng đau khớp gối càng ngày càng tăng, các phương pháp trị liệu, giảm đau tại nhà không thể giúp giảm các cơn đau nhức khớp gối. Lúc này các bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc giúp giảm đau nhức, nhờ đó giúp cải thiện chức năng vận động. Tuy nhiên, tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

Dưới đây là một số nhóm thuốc được bác sĩ kê đơn phổ biến trong việc điều trị đau khớp gối:

Thuốc giảm đau

Đau khớp gối uống gì? Thuốc giảm đau là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay để điều trị đau khớp gối. Điều đặc biệt ở nhóm thuốc này thường không kê đơn mà lại dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Bị đau khớp gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi? Thuốc giảm đau paracetamol

Thuốc giảm đau paracetamol

Tuy nhiên, nhóm thuốc giảm đau chỉ phù hợp với những người bị đau khớp gối do nguyên nhân cơ học như: vận động quá mức, tai nạn,… Thuốc giúp ức chế nhanh các cơn đau với các mức độ nhẹ cho đến trung bình cùng liều lượng phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh.

Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng nhiều nhất gồm Paracetamol và Tramadol. Đây là hai loại thuốc tuy ít gây tác dụng phụ nhưng người dùng cần cẩn trọng khi sử dụng, nhất là những người đang gặp vấn đề về chức năng gan, thận.

Thuốc kháng viêm không steroid

Nếu như các loại thuốc giảm đau thông thường không làm giảm được các cơn đau nhức, triệu chứng của bệnh gây ra, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng viêm không steroid để cải thiện tình hình của bệnh.

Các loại thuốc thuộc nhóm này ngoài tác dụng giảm đau còn giúp ức chế phản ứng viêm. Do vậy, khi bị đau khớp gối có dấu hiệu sưng viêm, nóng đỏ người bệnh có thể sẽ được bác sĩ cân nhắc dùng kết hợp hai thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid.

Một số loại thuốc kháng viêm không steroid được dùng phổ biến giúp giảm đau khớp gối gồm:
  • Aspirin: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm tổng hợp prostaglandin E1 và E2 nhờ tham gia vào quá trình ức chế prostaglandin synthetase. Từ đó thúc đẩy tăng thải nhiệt và ức chế quá trình sinh nhiệt của cơ thể. Đồng thời, thuốc này còn có tác dụng giảm đau nhờ vào khả năng làm giảm cảm thụ của hệ thần kinh với một số chất gây viêm.

Tác dụng chính của thuốc chống viêm không chứa steroid là giảm đau, chống viêm, hạ sốt

Tác dụng chính của thuốc chống viêm không chứa steroid là giảm đau, chống viêm, hạ sốt

  • Naproxen: Cũng có khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin synthetase giúp hấp thụ nhanh khi được dung nạp vào cơ thể. Chỉ sau khoảng 15 đến 30 phút dùng thuốc, Naproxen phát huy tác dụng giảm đau nhanh
  • Ibuprofen: Loại thuốc này hoạt động nhờ vào khả năng ức chế một số chất trung gian gây viêm, điển hình là prostaglandin.

Bên cạnh đó, các loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid thường dễ gây ra các phản ứng phụ như: kích ứng lên các cơ quan tiêu hóa và đường tiết niệu. Do vậy, người bệnh cần lưu ý và cẩn trọng khi lựa chọn đau khớp gối uống gì để thuyên giảm

Thuốc giãn cơ

Khi bị đau ở các cơ bắp khu vực đầu gối gây căng cứng và co thắt thì nhóm thuốc giãn cơ sẽ được sử dụng lúc này. Khi bị các triệu chứng đau nhức cơ bắt này sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề hơn và dần làm giảm khả năng vận động của khớp gối. Do đó, khi sử dụng nhóm thuốc giãn cơ sẽ giúp thư giãn và giảm co thắt cơ bắp nhờ tác động đến hệ thần kinh trung ương. Từ đó ngăn chặn truyền tín hiệu đau từ dây thần kinh lên não

Nhóm thuốc giãn cơ bao gồm: Orphenadrine, Tizanidine, Metaxalone, Methocarbamol, Dantrolene, Baclofen, Diazepam. Nhóm này sẽ được sử dụng khi các cơ bắp ở khu vực đầu gối bị căng cứng và co thắt. Hiện trạng này không chỉ khiến tình trạng đau nhức nặng nề thêm mà còn làm giảm khả năng vận động của khớp gối.

Thuốc Methocarbamol giúp giãn cơ và an thần nhẹ.

Thuốc Methocarbamol giúp giãn cơ và an thần nhẹ

Tuy nhiên, đối với nhóm thuốc giãn cơ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn cả thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không steroid nên khi sử dụng, người bệnh cần cẩn trọng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid là thuốc được sử dụng cuối cùng khi mà các loại thuốc khác không khắc phục được triệu chứng của đau khớp gối. Giống với cortisone, nhóm thuốc này có cơ chế hoạt động và sản sinh ở thượng thận. Từ đó giúp ức chế hệ miễn dịch, làm giảm diễn tiến của phản ứng viêm tại khớp gối.

Khi các loại thuốc khác không thể khắc phục được triệu chứng thì bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định Corticosteroid. Cơ chế hoạt động của thuốc này giống với cortisol được sản sinh ở tuyến thượng thận. Thuốc có thể dùng ở dạng tiêm hoặc dạng uống tùy vào triệu chứng mà bạn gặp phải. Cần chú y khi sử dụng Corticosteroid vì có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng mặc dù chúng có tác dụng giảm đau tốt.

XEM THÊM:

Đau khớp gối uống gì và lưu ý quan trọng khi sử dụng.

Khi sử dụng thuốc giảm đau khớp gối, người bệnh cần:

  • Sử dụng đúng liều lượng, tần suất cũng như thời gian uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự ý mua thuốc về uống, không tăng giảm hay ngưng thuốc khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Báo ngay cho bác sĩ khi triệu chứng không thuyên giảm khi dùng thuốc.
  • Theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể, khi có dấu hiệu bất thường phát sinh trong quá trình sử dụng thuốc cần báo ngay cho bác sĩ.

Như vậy, Alphabone vừa giúp bạn giải đáp vấn đề đau khớp gối uống gì nhanh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn nên sớm thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng đau nhức khớp gối để được chẩn đoán và kê toa thuốc phù hợp.