Home Tin Tức Giải đáp 10 thắc mắc phổ biến về thoát vị đĩa đệm

Giải đáp 10 thắc mắc phổ biến về thoát vị đĩa đệm

0
Giải đáp 10 thắc mắc phổ biến về thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý về xương khớp rất phổ biến trên toàn thế giới. Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ số người mắc căn bệnh này lên tới gần 30% và chủ yếu ở độ tuổi 20-55. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức để hiểu rõ về phương pháp cũng như quá trình điều trị bệnh. Bài viết hôm nay Alpha Bone sẽ giúp các bạn giải đáp 10 thắc mắc phổ biến về thoát vị đĩa đệm nhé.

1. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường chèn ép vào cột sống hoặc đè lên các dây thần kinh. Việc phá vỡ kết cấu này gây nên hội chứng thoát vị lưng hông, gây nên vô vàn những cơn đau dữ dội, nhức nhối cho người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phá vỡ cấu trúc xương khớp bên trong cơ thể

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phá vỡ cấu trúc xương khớp bên trong cơ thể

2. Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm

Một trong những dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm điển hình là đau thắt lưng hông. Cơn đau nhức nhối sẽ bắt đầu ở phần lưng hông, sau đó lan dần xuống mông, rồi đến chân. Hoặc sẽ bắt đầu từ phần lưng hông, lan lên trên cổ, từ đó lan ra phần vai và cánh tay.

Còn lại, các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào vị trí đĩa đệm lệch mà khác nhau. Điển hình là hai vị trí cổ và thắt lưng

2.1 Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

  • Đau khớp, tê khớp ở phần vai, gáy, cánh tay, cổ tay,…
  • Lực tay suy giảm, hạn chế các cử chỉ, vận động
  • Mỗi khi hoạt động, tình trạng đau nhức lại trở nên nặng hơn
  • Khó xoay cổ, cúi lên cúi xuống
  • Có những cơn đau gây choáng váng, đau đầu

2.2 Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng

  • Đau vùng thắt lưng, phần cột sống và bên liên sườn
  • Mỗi khi ho, nằm nghiêng hoặc đi vệ sinh sẽ cảm thấy đau nhức mạnh mẽ hơn
  • Đau khớp, tê khớp ở phần mông, chân
  • Hạn chế cử động về cột sống như ưỡn về sau hoặc cúi xuống thấp

► Xem thêm: 7 dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm nhìn là thấy ngay

Đau khớp, sưng khớp là triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệmĐau khớp, sưng khớp là triệu chứng điển hình của bệnh

3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh thoát vị đĩa đệm, nhưng có thể chia ra thành hai loại: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan

3.1 Nguyên nhân khách quan

  • Tuổi tác: Khi trở nên già đi, tuổi càng cao sẽ khiến đĩa đệm và tủy bị mất nước, mất tính đàn hồi. Điều này khiến đĩa đệm trở nên khô cứng, dễ rạn nứt
  • Di truyền: Nếu bố mẹ có cấu trúc xương bất thường, đĩa đệm yếu thì rất có thể con cái sau này cũng sẽ mắc bệnh.

3.2 Nguyên nhân chủ quan

  • Chấn thương: Khi gặp những chấn thương từ tai nạn, vận động mạnh, lao động quá sức, xương khớp sẽ gặp tổn thương.
  • Thừa cân: Việc tăng cân quá nhanh sẽ khiến cột sống phải gánh đỡ một khối lượng lớn, hoạt động quá sức. Điều này khiến những người béo phì dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hơn.
  • Sai tư thế: Trong quá trình ngồi làm việc, hoặc trong lao động hay phải mang vác, bê những đồ nặng, cũng ảnh hưởng rất lớn đến cột sống, dễ gây tổn thương đốt sống lưng, tăng nguy cơ mắc bệnh.

► Xem thêm: 15 nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ai cũng mắc phải.

4. Thoát vị đĩa đệm thường bị ở những vị trí nào?

Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở hai phần chính là cổ và thắt lưng vì đây là hai khu vực phải hoạt động với tần suất cao, đốt sống dễ gặp tổn thương hơn những khu vực khác. Bên cạnh đó, còn có thoát vị đĩa đệm mất nước, đa tầng, sau bên,…

5. Đối tượng nào có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm?

Theo thống kê, căn bệnh này xảy ra ở cả nam lẫn nữ và phổ biến nhất ở độ tuổi 20-55. Số người mắc căn bệnh thoát vị đĩa đệm chiếm đến 30% dân số và con số người mắc bệnh trên 60 tuổi còn xấp xỉ 20%.

6. Các biến chứng của thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau dai dẳng, khó chịu hành hạ người bệnh mỗi ngày. Kèm theo đó, khả năng vận động còn bị hạn chế. Nếu cơn đau ở chân kéo dài sẽ khiến người bệnh không thể đi lại, thậm chí không nhấc nổi chân lên. Lâu dần sẽ bị teo cơ ở bên chân bị đau do ít cử động, các mạch máu không được lưu thông tốt.

Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau nhức nhối, dai dẳng

Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau nhức nhối, dai dẳng

Người bệnh cũng sẽ trải qua một loạt những cảm giác tê bì, nhức mỏi, mất cảm giác ở phần đau, không kiểm soát được hành vi vận động, thậm chí nặng hơn có thể bị liệt. Biến chứng này xảy ra là vì đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh, đè lên tủy gây nên sự rối loạn bên trong cơ thể.

Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm còn gây ra nhiều căn bệnh khác như

  • Hội chứng đau khập khễnh: Người bệnh đi được một lúc sẽ phải dừng lại để nghỉ. Hết cơn đau mới có thể tiếp tục đi.
  • Rối loạn cảm giác: Người bệnh sẽ suy giảm, thậm chí mất đi chức năng hoạt động của các giác quan ở các khu vực khớp bị tổn thương.
  • Rối loạn vận động: Đây là biến chứng gây trở ngại nhiều nhất đến người bệnh trong cả đời sống làm việc lẫn sinh hoạt. Lúc này, người bệnh sẽ bị mất khả năng kiểm soát các cơ trên cơ thể. Thậm chí, người bệnh rất có thể sẽ bị liệt nửa dưới hoặc toàn thân.
  • Hội chứng đuôi ngựa: Đây là biến chứng khiến người bệnh đau nhất, không thể chịu đựng được, bắt buộc phải nhờ đến sự can thiệp của cấp cứu. Những cơn đau dữ dội sẽ kèm theo các biến chứng như mất cảm giác, rối loạn vận động, tê liệt khu vực bị tổn thương.

7. Có phương pháp điều trị căn bệnh này không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong nhóm các bệnh lý viêm khớp. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh kịp thời và có phương pháp điều trị đúng cách thì người bệnh có thể chữa khỏi căn bệnh này cực kỳ nhanh chóng.

7.1 Điều trị bằng phương pháp Tây y

Việc điều trị bằng phương pháp nào còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc giảm đau, an thần để làm dịu cơn đau lên đốt sống cũng như thần kinh. Bên cạnh đó, có thể có thêm các loại vitamin như B1, B6, B12 với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm phản ứng ức chế tác động lên các dây thần kinh.

Mặt khác, khi bệnh trở nên nặng hơn, sẽ phải nhờ đến sự can thiệp của phẫu thuật như mổ nội soi, mổ hở, mổ laser,… Khi đó, các bác sĩ sẽ mổ phẫu thuật điều trị thoát vị, nhằm giảm sức ép cũng như áp lực của khối thoát vị lên dây thần kinh.

Ưu điểm:

  • Giảm đau nhanh chóng cho người bệnh
  • Phục hồi nhanh chóng

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Nhiều biến chứng xảy ra do cơ địa bệnh nhân không tốt, tay nghề bác sĩ kém: chảy máu, nhiễm trùng vết thương.
  • Tái phát sau một thời gian.

7.2 Điều trị bằng phương pháp Đông y

Bên cạnh việc tham khảo những phương pháp Tây y hiện đại, điều trị bằng Đông y cũng là phương pháp được nhiều người quan tâm.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả lâu dài
  • An toàn, lành tính vì từ những thảo dược thiên nhiên

Nhược điểm:

  • Quá trình điều trị lâu
  • Người bệnh vẫn phải chịu những cơn đau hành hạ trong quá trình điều trị

7.3 Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu thì bạn không cần nhờ đến sự can thiệp của thuốc men, máy móc y học hiện đại. Người bệnh có thể tham khảo những liệu pháp điện trị liệu, nhiệt trị liệu, bấm huyệt hay những bài tập kèm theo giúp tăng lượng lưu thông máu trong cơ thể, giảm áp lực lên các dây thần kinh.

Ưu điểm:

  • Áp dụng với những người bị bệnh ở mức nhẹ và vừa
  • Không phải chịu tác hại từ thành phần của thuốc

Nhược điểm:

Không áp dụng được với những người bị thoát vị đĩa đệm ở mức nặng nhất

8. Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Đồng hành cùng quá trình điều trị bệnh, chế độ dinh dưỡng cũng là một mảnh ghép vô cùng quan trọng. Bởi không những vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng mà còn giúp người bệnh đẩy lùi cơn đau, ngăn ngừa sự phát triển của quá trình loãng xương.

8.1 Thực phẩm giàu canxi

Canxi là một thành phần vô cùng quan trọng trong việc cấu thành nên xương. Do đó, để xương chắc khỏe, người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, sữa,…

8.2 Thực phẩm giàu omega-3

Đây là một hoạt chất giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa ở người bệnh, giúp kháng khuẩn, chống viêm và đẩy mạnh quá trình tái tạo cũng như phục hồi ở đĩa đệm. Hoạt chất này được tìm thấy nhiều ở những thực phẩm như cá, hàu. hạt lanh, hạt chia,…

Omega-3 là hoạt chất cực tốt cho sức khỏe người mắc bệnh

8.3 Rau củ

Thành phần chính trong rau củ là nước, các vitamin cùng nhiều khoáng chất khác. Việc ăn rau xanh mỗi ngày không chỉ giúp người bệnh đào thải độc tố ra ngoài cơ thể mà còn giúp bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp. Từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.

8.4 Xương ống

Nhắc đến nhóm thực phẩm bổ dưỡng mà người mắc bệnh nên ăn thì không thể nào thiếu xương ống. Đây là một thực phẩm chứa hàm lượng glucosamine và chondroitin vô cùng cao. Chính hàm lượng này sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho mô sụn, tái tạo những phần bị tổn thương và khiến xương khớp trở nên chắc khỏe.

► Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? 13 loại thực phẩm hàng đầu.

9. Bị thoát vị đĩa đệm kiêng ăn những thực phẩm nào?

Bên cạnh những nhóm thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung, còn có những thực phẩm mà người mắc thoát vị đĩa đệm nên hạn chế, thậm chí tránh xa.

9.1 Thực phẩm giàu đạm

Đứng đầu danh sách chính là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao. Bởi lẽ, hàm lượng này sẽ làm giảm lượng canxi trong cơ thể nhanh chóng, tăng nguy cơ loãng xương. Đồng thời, nó còn khiến cơn đau nhức trở nên dữ dội hơn ở những người còn bị mắc bệnh gout.

9.2 Thực phẩm nhiều muối, đường

Muối và đường là hai thủ phạm khiến cơ thể khó hấp thụ canxi, đồng thời còn đào thải nhanh chóng lượng canxi có sẵn trong cơ thể. Từ đó gia tăng tình trạng loãng xương và khiến quá trình hồi phục trở nên khó khăn hơn.

9.3 Các chất kích thích

Rượu, bia, cafe, nước ngọt có gas, thuốc lá đều là nhóm chất kích thích gây hại đến những người mắc bệnh liên quan đến xương khớp. Bởi nhóm chất độc hại này sẽ làm suy giảm lượng canxi trong xương, khiến xương trở nên giòn hơn.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì? Loại bỏ ngay 13 chất “kịch độc” này.

10. Có cách nào phòng tránh căn bệnh này không?

Để phòng tránh ngăn ngừa căn bệnh này diễn ra, các bạn cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học. Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu canxi và hạn chế chất béo. Đồng thời, bạn cũng nên tập thể dục thể thao điều độ, ngồi thẳng lưng và tránh mang vác những vật nặng quá sức.

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn 10 thắc mắc xoay quanh vấn đề về thoát vị đĩa đệm. Hi vọng các bạn đã có đủ thông tin cũng như kiến thức về căn bệnh này. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

► Xem thêm: Mối nguy hại tiềm ẩn từ xẹp đĩa đệm khi không điều trị từ sớm.