Home Tin Tức Giải đáp thắc mắc: Bệnh gout nên ăn gì?

Giải đáp thắc mắc: Bệnh gout nên ăn gì?

0
Giải đáp thắc mắc: Bệnh gout nên ăn gì?

Bệnh gout nên ăn gì luôn là vấn đề nóng được những người mắc bệnh quan tâm. Bởi khi có một chế độ dinh dưỡng khoa học, cơ thể sẽ có đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật và ngăn ngừa bệnh tái phát. Hôm nay, hãy để Alpha Bone giải đáp thắc mắc cho bạn xem bệnh gout nên ăn gì thì tốt nhé.

1. Bệnh gout nên ăn gì – Rau cải

Rau cải được biết là loại rau quen thuộc, có mặt trong bất kỳ bữa cơm nào của gia đình người dân Việt Nam.

1.1 Thành phần và công dụng

Trong rau cải có chứa rất nhiều vitamin A, C, K, B1. B5 và các chất axit nicotic, abumin.
Hàm lượng vitamin trong rau cải giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa cũng như hấp thụ năng lượng của cơ thể.

Bên cạnh đó, các chất axit nicotic và abumin có trong rau cải còn giúp cơ thể đào thải axit uric nhanh hơn thông qua đường nước tiểu.

1.2 Cách dùng

Đun sôi rau cải rồi chắt lấy nước uống. Hoặc có thể nấu canh rau cải để ăn hàng ngày. Không nên nấu rau cải với thịt để tránh cơn đau nhức trở nên nhức nhối, trầm trọng hơn.

► Xem thêm: Nỗi khổ của người bị bệnh gout

2. Súp lơ

Súp lơ là loại thực phẩm xanh cực tốt cho sức khỏe nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi dào.

2.1 Thành phần và công dụng

Trong súp lơ có chứa nhiều vitamin A, K, B1, B2, chất xơ, cùng các khoáng chất khác.
Do trong súp lơ có chứa nhiều chất xơ nên sẽ giúp người bệnh lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình đào thải chất độc ra bên ngoài.

Bệnh gout nên ăn gì? Súp lơ là thực phẩm bổ dưỡng cho người mắc bệnh gout

Súp lơ là thực phẩm bổ dưỡng cho người mắc bệnh gout

2.2 Cách dùng

Người bệnh có thể dùng súp lơ hàng ngày trong các bữa ăn vì đây là loại rau rất dễ ăn. Phương pháp chế biến tốt nhất là luộc. Tuy nhiên, tùy vào khẩu vị cũng như sở thích của mỗi người, mà có thể xào hay hầm đều được.

3. Bệnh gout nên ăn gì – Đậu đỏ

Nằm thứ ba trong danh sách thực phẩm bệnh gout nên ăn là đậu đỏ. Đây là một loại hạt vô cùng tốt cho quá trình điều trị bệnh, vừa đơn giản lại dễ làm.

3.1 Thành phần và công dụng

Đậu đen có chứa hàm lượng vitamin K, E, C, B1, B6 vô cùng dồi dào. Kèm theo đó, trong đậu đen còn có một lượng lớn chất xơ và các khoáng chất khác như sắt, canxi,… Chính nhờ điều này mà hàm lượng axit uric có thể được đào thải ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Thêm vào đó, do đậu đỏ là loại hạt không có nhân purin nên sẽ không gây ra phản ứng tích tụ axit uric trong máu.

3.2 Cách dùng

Đậu đỏ có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để thay đổi khẩu vị mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Có thể tham khảo các món như cháo đậu đỏ, chè đậu đỏ, sữa đậu đỏ mật ong, chè thạch đậu đỏ, canh đậu đỏ,….

4. Dứa

Dứa là loại hoa quả được sử dụng hàng ngày nhờ vào thành phần dinh dưỡng cùng công dụng tuyệt vời của nó.

4.1 Thành phần và công dụng

Dứa có chứa hàm lượng vitamin vô cùng dồi dào như vitamin B, C, các axit hữu cơ và các khoáng chất canxi, sắt, kẽm,… Do vậy, ăn dứa có thể làm tan kết tủa urat, giảm hàm lượng axit uric tích tụ trong máu, rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Người bị gout nên ăn nhiều dứa để làm tan kết tủa muối urat trong máu

Người bị gout nên ăn nhiều dứa để làm tan kết tủa muối urat trong máu

4.2 Cách dùng

Xắt dứa theo miếng ăn mỗi ngày hoặc có thể xay thành sinh tố uống. Bên cạnh đó, có thể nấu dứa như canh chua ăn hàng ngày với cơm.

5. Dưa chuột

Dưa chuột là một trong những thực phẩm mà bệnh nhân mắc bệnh gout nên ăn trong quá trình điều trị.

5.1 Thành phần và công dụng

Nước là hàm lượng chính chiếm phần lớn trong dưa chuột. Bên cạnh đó, dưa chuột cũng chứa rất nhiều vitamin A, C, E, B3, B6 và các khoáng chất khác như kali. Nhờ vậy ăn dưa chuột sẽ giúp người bệnh lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, thúc đẩy chuyển hóa cũng như đào thải lượng axit uric tích tụ trong máu.

5.2 Cách dùng

Ép 1 quả dưa chuột và uống vào sáng sớm hoặc có thể sử dụng ăn hàng ngày thì rất tốt. Bên cạnh đó, có thể chế biến dưa chuột ăn cùng salad để đa dạng các loại rau xanh nạp vào cơ thể.

6. Bệnh gout nên ăn gì – Rau cần

Rau cần là loại rau có tính mát, vị ngọt thanh, được sử dụng rộng rãi trong dân gian giúp điều trị bệnh gout hiệu quả.

Bệnh gout nên ăn gì? Rau cần giúp người mắc bệnh gout thanh nhiệt, thải độc, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng

Rau cần giúp người mắc bệnh gout thanh nhiệt, thải độc, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng

6.1 Thành phần và công dụng

Đây là loại thực phẩm có chứa hàm lượng axit hữu cơ và chất xơ vô cùng lớn. Bên cạnh đó, rau cần còn chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất khác như sắt, photpho,… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng này giúp cơ thể dễ dàng đào thải chất độc. Đồng thời còn thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về đường huyết.

6.2 Cách dùng

Đem rau cần xay nhuyễn, chắt lấy nước uống liên tục trong vòng 1 tháng sẽ giúp giảm hàm lượng axit uric rõ rệt. Hoặc đem rau cần xào, nấu canh để thay đổi khẩu vị cũng có thể làm giảm vết sưng tấy.

7. Bí đỏ

Nhắc đến thực phẩm cho người bị bệnh gout thì không thể không kể đến bí đỏ. Đây là loại rau dạng củ, có màu cam, tính ấm, vị ngọt.

7.1 Thành phần và công dụng

Bí đỏ là loại thực phẩm rất giàu vitamin A, B, K cùng các khoáng chất khác như sắt, kẽm, photpho,… Hàm lượng này hỗ trợ cơ thể đào thải lượng axit uric đang quá tải trong máu, giảm lượng lipit, hạ đường huyết.

7.2 Cách dùng

Nếu có thể ăn bí đỏ mỗi ngày là tốt nhất, hoặc ít nhất là 3 lần một tuần. Người bệnh có thể nấu cháo bí đỏ, chè bí đỏ hoặc hầm canh ăn, tùy vào khẩu vị của mỗi người.

8. Bí xanh

Bí xanh là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của gia đình. Bản thân của bí xanh cũng mang lại rất nhiều tác dụng tích cực đến sức khỏe nhờ vào thành phần dinh dưỡng của nó.

Người bệnh nên bổ sung bí xanh vào thực đơn hàng ngày hỗ trợ khỏi bệnh nhanh chóng

Người bệnh nên bổ sung bí xanh vào thực đơn hàng ngày hỗ trợ khỏi bệnh nhanh chóng

8.1 Thành phần và công dụng

Bí xanh có thành phần chính là nước và chất xơ. Bên cạnh đó, nó còn chứa một lượng lớn canxi, kali, photpho cùng các vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Nhờ vậy, mà bí xanh có tính mát, giúp đào thải chất độc và thanh mát cơ thể.

8.2 Cách dùng

Xay nhuyễn bí xanh với nước và chắt lấy nước uống. Hoặc có thể nấu canh bí, luộc bí ăn ít nhất 3 lần 1 tuần để việc điều trị đạt hiệu quả.

9. Bệnh gout nên ăn gì – Đỗ tương

Thực phẩm người bị bệnh gout nên ăn cuối cùng trong danh sách chính là đỗ tương. Đây là loại hạt phổ biến, dễ ăn, dễ chế biến lại vô cùng giàu dinh dưỡng.

9.1 Thành phần và công dụng

Trong đỗ tương có chứa các vitamin A, C và các khoáng chất cần thiết như canxi, photpho, kẽm, sắt,… Đồng thời, đỗ tương còn chứa rất ít purin nên người bệnh có thể sử dụng để bổ sung chất đạm mà không lo làm tăng hàm lượng axit uric. Bên cạnh đó, ăn đậu tương còn giúp quá trình đào thải chất độc diễn ra nhanh chóng, cải thiện tình trạng gout cũng như các bệnh viêm khớp.

9.2 Cách dùng

Có thể luộc đậu tương ăn hàng ngày

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, nên bổ sung hàng ngày để cung cấp đủ dinh dưỡng trong cơ thể và phòng chống bệnh gout. Người bệnh cũng nên lưu ý đến nhóm thực phẩm mà bệnh gout kiêng ăn như thực phẩm giàu đạm, giàu chất béo… Điều này giúp hạn chế những cơn đau nhức, đồng thời cân bằng được lượng axit uric trong máu.

Hi vọng bài viết trên có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan hơn về các nhóm thực phẩm. Từ đó, có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý, hỗ trợ điều trị bệnh. Chúc các bạn thành công và khỏi bệnh!