Home Tin Tức Mối nguy hại tiềm ẩn từ xẹp đĩa đệm khi không điều trị từ sớm

Mối nguy hại tiềm ẩn từ xẹp đĩa đệm khi không điều trị từ sớm

0
Mối nguy hại tiềm ẩn từ xẹp đĩa đệm khi không điều trị từ sớm

Trước đây, xẹp đĩa đệm được coi là căn bệnh của người già bởi lẽ nó chịu sự ảnh hưởng lớn từ tuổi tác, sự lão hóa. Thế nhưng, hiện nay, tỷ lệ người bị xẹp đĩa đệm ở tuổi còn trẻ đang chiếm một con số khá lớn khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Trên thực tế cho thấy, xẹp đĩa đệm có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện từ sớm và có những hướng đi đúng từ đầu.

Tuy nhiên nhiều người lại thường chủ quan, khi có những dấu hiệu chớm hay bỏ qua để đến khi bệnh chuyển biến nặng mới đi khám. Điều này là mối nguy hiểm rất lớn bởi xẹp đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng như biến dạng cột sống, bại liệt và tàn phế.

Chính vì vậy, để giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh xẹp đĩa đệm, bài viết hôm nay sẽ cùng bạn đi tìm ra những nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Xẹp đĩa đệm

Xẹp đĩa đệm là hiện tượng khi phần nhân nhầy bị hao hụt đi vì lý do nào đó có thể là từ bên trong cơ thể hoặc các yếu tố bên ngoài.

1. Xẹp đĩa đệm là gì?

Địa đệm là một bộ phận nằm ở giữa hai đốt cột sống chúng có chứa nhân nhầy ở bên trong. Nó có chức năng giúp giảm ma sát giữa các cột sống với nhau để cho việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn. Xẹp đĩa đệm là hiện tượng khi phần nhân nhầy bị hao hụt đi vì lý do nào đó có thể là từ bên trong cơ thể hoặc các yếu tố bên ngoài.

Xẹp đĩa đệm sẽ gây ra những rắc rối cho việc di chuyển, vận động của cơ thể. Nó được phát triển qua 3 giai đoạn khác nhau, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đầu: Đây là tình trạng bắt đầu có dấu hiệu xẹp đĩa đệm, các đĩa đệm bắt đầu lỏng lẻo khiến các đốt xương sống sát lại gần nhau hơn. Từ đó gây ra hiện tượng dồn lực vào những đốt xương không bị thoái hóa. Ở giai đoạn này, nếu bạn phát hiện và điều trị ngay thì hoàn toàn có thể bình phục trở lại bình thường.
  • Giai đoạn hai: Khi giai đoạn đầu không được phát hiện và điều trị, bệnh lý ngày một nặng hơn và chuyển lên giai đoạn thứ hai. Ở giai đoạn này địa đệm đã bị co rút lại, các đốt xương liền nhau khiến cho bạn rất dễ bị gai cột sống và kéo theo nhiều bệnh lý liên quan.
  • Giai đoạn cuối: Đây là giai đoạn nặng nhất của xẹp vị đĩa đệm khi đốt xương đã sinh liền thành một khối gây ra những cơn đau nhức ở lưng. Khi bệnh đã đến mức này bạn sẽ rất khó để điều trị dứt điểm và nếu chủ quan để bệnh tiếp tục phát triển thì nguy cơ sẽ dẫn đến những hậu quả, biến chứng nghiêm trọng hơn.

2. Nguyên nhân bị xẹp đĩa đệm

Khuôn vác vật nặng dễ măc xẹp đĩa đệm

Khuôn vác vật nặng dễ bị xẹp đĩa đệm cột sống thắt lưng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xẹp vị đĩa đệm, nó có thể từ những tác động bên ngoài, cũng có thể từ những yếu tố bên trong bùng phát ra. Những chủ yếu khi bạn bị xẹp đĩa đệm sẽ đến từ những vấn đề sau:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao nguy cơ bị xẹp đĩa đệm càng lớn, theo nghiên cứu cho thấy, khi bước vào tuổi 30 các dấu hiệu lão hóa bắt đầu xuất hiện sẽ kéo theo nguy cơ bị xẹp đĩa đệm ngày một cao.
  • Mắc các bệnh về xương khớp: Những người bị mắc bệnh loãng xương, thoái hóa cột sống,… cũng sẽ làm cho lớp sụn khớp bị bào mòn và suy yếu nhanh chóng.
  • Cân nặng: Cuộc sống hiện đại với tình trạng thừa cân đang bùng phát, khi cơ thể có số cân nặng vượt mức trung bình sẽ tạo ra áp lực cho hệ thống xương khớp. Chính vì vậy, những người thừa cân chính là đối tượng rất dễ bị xẹp đĩa đệm.
  • Yếu tố công việc: Những người phải ngồi quá lâu một chỗ, ít vận động hay phải bê vác các vật nặng thường xuyên sẽ làm các đốt sống phải chịu nhiều áp lực. Nếu các tình trạng trên kéo dài thì sẽ rất dễ bị xẹp đĩa đệm và những bệnh lý về xương khớp.

3. Dấu hiệu và những triệu chứng khi bị xẹp đĩa đệm

Như đã nói trên, nếu bạn phát hiện tình trạng xẹp đĩa đệm ngay ở giai đoạn đầu thì bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi và hồi phục bình thường. Bệnh sẽ ngày một nặng thêm và không thể chữa dứt điểm nếu đã bước vào giai đoạn cuối. Vậy nên khi có các dấu hiệu dưới đây bạn nên đi khám ngay:

  • Xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc có thẻ dữ dội tại vùng thắt lưng.
  • Có những khó khăn trong di chuyển, vận động tại vùng cột sống.
  • Các cơn đau trở lên nặng nề, tăng dần mỗi khi bạn thay đổi tư thế hoặc di chuyển nhanh, đột ngột.
  • Những cơn đau xuất hiện nhiều về đêm và gần sáng.
  • Cơn đau có dấu hiệu lan sang các bộ phận xung quanh như mông, hông, cẳng tay, cẳng chân, bắp đùi, mu bàn tay.

4. Phương pháp điều trị xẹp đĩa đệm

Phụ thuộc vào giai đoạn mà bạn phát hiện ra xẹp đĩa đệm mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp nhất. Tuy nhiên, hiện nay để điều trị xẹp đĩa đệm có các phương pháp chính sau:

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị xẹp đĩa đệm

Các nhóm thuốc thường được chỉ định để điều trị thoát vị đĩa đệm gồm có: Nhóm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ, mạnh gân cốt, thuốc hỗ trợ xương khớp, thuốc hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng nẹp lưng để cố định cơ thể, hạn chế những tác động đến cột sống trong thời gian điều trị.

Vật lý trị liệu

Đây cũng là phương pháp chỉ đem lại hiệu quả khi bệnh đang ở giai đoạn một hoặc giai đoạn hai. Các đợt điều trị sẽ được lên phác đồ cụ thể, bạn cần theo đúng những sự hướng dẫn của bác sĩ và kiên trì thực hiện theo đến khi hồi phục lại hoàn toàn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp sẽ được chỉ định trong những trường hợp bệnh đã tiến đến giai đoạn nặng, bệnh nhân đã trải qua các phương pháp điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu nhưng không có kết quả. Phẫu thuật sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng một cách rõ rệt, tuy nhiên nó lại để lại nhiều biến chứng và có những ảnh hưởng đến sức khỏe vì những tác dụng phụ của thuốc gây tê.

Bằng các bài thuốc nam

Trong dân gian có truyền tay nhau nhiều bài thuốc chữa xẹp đĩa đệm rất hiệu quả trong đó có bài thuốc sử dụng cây trinh nữ được nhiều người áp dụng và thành công. Bởi lẽ, cây trinh nữ được biết đến với khả năng chống viêm, giảm đau, có tác dụng đối với bệnh thoái hóa cột sống hoặc đau nhức xương khớp.

Sử dụng rễ cây trinh nữ thái mỏng, tẩm với rượu rồi sao vàng đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 chén có thể cải thiện tình trạng hiệu quả.

5. Các cách phòng ngừa xẹp đĩa đệm

Ăn uống đủ chất phòng ngừa bệnh

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn rất đúng đắn trong y tế, đặc biệt là với bệnh xẹp đĩa đệm. Bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể phát hiện bệnh thật sớm khi có những dấu hiệu ngay từ ban đầu. Cùng với đó thay đổi lối sống, cách sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe tốt hơn:

  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi để có hệ xương khớp khỏe mạnh.
  • Tăng cường luyện tập, vận động thường xuyên, dành thời gian mỗi ngày cho các hoạt động thể chất để tăng cường độ dẻo dai.
  • Hạn chế tối đa việc mang vác các vật nặng, tránh làm việc quá sức, nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khi cần nâng hay di chuyển vật nặng.
  • Hạn chế ăn uống đồ ăn chiên dầu mỡ, nhiều chất béo, uống rượu bia,.. để phòng ngừa béo phì.

Xẹp vị đĩa đệm gây ra rất nhiều những cản trở trong cuộc sống, nó khiến bạn phải chịu những cơn đau đớn về mặt thể xác. Đừng để khi bệnh trở nặng mới tìm cách giải quyết, hãy bảo vệ sức khỏe của bạn ngay khi còn có thể bạn nhé. Hy vọng bài viết hôm đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh nguy hiểm này, những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cũng như cách điều trị và các cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất.

► Xem thêm: Giải đáp 10 thắc mắc phổ biến về thoát vị đĩa đệm