Home Tin Tức Những điều có thể bạn chưa biết về Thoái Hóa Khớp Vai

Những điều có thể bạn chưa biết về Thoái Hóa Khớp Vai

0
Những điều có thể bạn chưa biết về Thoái Hóa Khớp Vai

Thoái hóa khớp vai là gì? Bệnh có nghiêm trọng không? Theo thống kê nghiên cứu, cứ 10 người bị thoái hóa khớp thì 8 người bị ở vai. Đây là khớp hoạt động nhiều nhất trong cơ thể nên dễ bị tổn thương nghiêm trọng. Hãy cùng Alpha Bone tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thoái hóa khớp vai là căn bệnh như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, khớp vai có cấu trúc từ 5 khớp với hệ thống gân cơ, dây chằng xung quanh. Trong đó có 2 khớp chính là khớp Glenohumeral là khớp nối giữa đỉnh xương cánh tay và bả vai và khớp Acromioclavicular AC là khớp nối giữa xương bả vai và xương đòn. Thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở khớp Acromioclavicular AC. Lúc này phần sụn khớp bị ăn mòn, mỏng dần khiến xương dưới sụn cọ vào nhau gây đau nhức, sưng viêm.

Thoái hóa khớp vaiThoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị ăn mòn, đầu xương cọ vào nhau gây đau nhức

2. Đối tượng nào dễ mắc thoái hóa khớp vai nhất?

Theo thống kê, thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở đối tượng trên 50 tuổi, kể cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống của người trẻ tuổi.

3. Nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa khớp vai?

  • Tính chất công việc: Nông dân, công nhân, dân văn phòng là nhóm đối tượng phải thực hiện các hoạt động khớp vai liên tục, lặp đi lặp lại trong một thời gian khiến các khớp xương bị ăn mòn, thoái hóa.
  • Tuổi tác: Lão hóa là điều mà bất cứ ai cũng đối mặt. Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh.
  • Chấn thương: Tai nạn lao động, té ngã khi vui chơi khiến cho khớp vai bị va đập mạnh, mất đi tính linh hoạt và độ bền như ban đầu.
  • Thói quen sinh hoạt: Nằm ngủ sai tư thế, ngồi làm việc vẹo người khiến khớp vai dễ bị đau nhức. Về lâu về dài mà không có biện pháp điều trị phù hợp, khớp vai dễ bị thoái hóa, sưng viêm.

4. Dấu hiệu của thoái hóa khớp vai là gì?

  • Đau nhức: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh. Cơn đau nhức nhối từng cơn tại khớp vai và lan xuống cổ. Mỗi khi vận động cơn đau lại tăng mạnh hơn và chỉ giảm khi được nghỉ ngơi.
  • Sưng khớp: Dấu hiệu thứ hai của thoái hóa khớp vai là sưng viêm, tấy đỏ khu vực bả vai. Có thể nhận biết bằng mắt thường, thậm chí sờ vào còn thấy ấm nóng.
  • Cứng khớp: Đi kèm với 2 dấu hiệu trên là cứng khớp xung quanh vai. Điều này khiến cử động của người bệnh bị hạn chế, khó vòng tay qua phía sau được.

Khớp vai sưng đỏ và ấm nóngVị trí khớp tổn thương bị sưng viêm, tấy đỏ, sờ vào thấy ấm nóng

5. Chẩn đoán thoái hóa khớp vai như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ và chuyên gia khoa xương khớp sẽ thực hiện các xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ, chụp X-quang và loại bỏ chất lỏng hoạt dịch của khớp. Điều này giúp các bác sĩ phân tích, đánh giá được tình trạng bệnh dễ dàng hơn.

6. Có thể điều trị thoái hóa khớp vai bằng những phương pháp nào?

Thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp vai nói riêng đều gây đau nhức, sưng viêm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo:

Thuốc tây

Để giảm triệu chứng đau nhức nhanh chóng ở khớp vai, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Co-codamol giảm đau nhức, sưng viêm ở khớp bị tổn thương nhanh chóng
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal giúp cải thiện triệu chứng cứng khớp, tăng phạm vi chuyển động của khớp
  • Thuốc chống viêm: Ibuprofen, Aspirin, Indomethacin ức chế phản ứng sưng viêm tại khớp bị tổn thương và cả những khớp xung quanh
  • Glucosamin và Chondroitin: Bổ sung dưỡng chất cho sụn, kích thích tái tạo mô sụn, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng
  • Thuốc tiêm corticoid: Diprospan, Depomedrol kháng viêm, chống sưng khi bệnh tiến triển nặng theo chiều hướng xấu

Thuốc nam

Các bài thuốc dân gian từ rễ cây đinh lăng, ngải cứu, cây xấu hổ,… đều có tác dụng giảm đau, chống sưng khớp vai hiệu quả. Hơn nữa, với thành phần là các thảo dược thiên nhiên nên phương pháp điều trị bằng thuốc nam an toàn với sức khỏe người sử dụng.

Bài tập hỗ trợ điều trị

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các bạn nên kết hợp luyện tập một số bài tập dưới đây giúp kiểm soát tình trạng đau nhức, co cứng khớp.

  • Duỗi tay nâng vai: Nằm thẳng lưng trên thảm hoặc giường. Hai tay đưa thẳng lên rồi từ từ nâng tay vòng qua đầu. Lặp động tác này 10 lần trong ngày.
  • Động tác chữ V: Đứng thẳng trên sàn nhà. Duỗi chân sao cho mũi bàn chân trái chạm vào tường. Hai chân tạo thành chữ V. Nâng tay phải qua đầu, chạm vào tường và giữ trong 3-5 giây. Thực hiện động tác tương tự với bên còn lại.

Vật lý trị liệu

Ngoài những phương pháp điều trị trên, các bạn có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị bệnh:

  • Chườm lạnh, nóng: Dùng nước nóng, lạnh chườm lên vai 20 phút/ lần.
  • Massage: Massage nhẹ nhàng phần bả vai với tinh dầu bạc hà, khuynh diệp giúp giảm đau tạm thời

Kết hợp uống thuốc với vật lý trị liệu để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơnKết hợp uống thuốc với vật lý trị liệu để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về căn bệnh thoái hóa khớp vai. Nếu nhận ra bản thân đang có những dấu hiệu trên, các bạn cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị chính xác nhất. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

>>Xem thêm: Cách chữa bệnh thoái hóa khớp vai