Home Tin Tức Bí quyết phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả cho cả gia đình

Bí quyết phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả cho cả gia đình

0
Bí quyết phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả cho cả gia đình

Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống bằng cách nào? Thoái hóa cột sống được biết đến là căn bệnh gây ra do quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở người lớn tuổi, bệnh đang có xương hướng trẻ hóa và tàn phá cuộc sống của rất nhiều gia đình. Vậy hướng đi nào để bảo vệ sức khỏe cột sống cho gia đình bạn, câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Thoái hóa cột sống là gì ?

Thoái hóa cột sống đang tàn phá cuộc sống của người bệnh bằng những cơn đau nhức

Thoái hóa cột sống đang tàn phá cuộc sống của người bệnh bằng những cơn đau nhức

Thoái hóa cột sống là khái niệm chung để chỉ những dạng bệnh liên quan đến xương khớp cột sống như: viêm xương khớp cột sống, thoái hóa đĩa đệm, gai cột sống. Bệnh xảy ra khi xương khớp cột sống bị tổn thương và mất dần cấu trúc và chứng năng bình thường.

Thoái hóa cột sống cản trở những hoạt động của xương khớp cột sống gây ra những cơn đau nhức. Vì vậy mà cuộc sống sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, stress, chán ăn và mệt mỏi. Các nguyên nhân thoái hóa cột sống là :

  • Tuổi tác (đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất)
  • Vận động sai tư thế
  • Di truyền
  • Thường xuyên mang vác đồ nặng hoặc luyện tập thể thao quá sức
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học

2. Thoái hóa cột sống gây ra hậu quả gì?

Nhiều người bệnh khi bị các vấn đề cột sống rất chủ quan và coi thường. Vì ban đầu, những triệu chứng chỉ là đau đớn nhẹ và không thường xuyên. Nhưng hãy cẩn thận, bởi nếu người bị thoái hóa cột sống không có những biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường dưới đây:

Teo cơ, bại liệt: khi các hệ dây thần kinh bị cột sống chèn ép sẽ gây đến các vấn đề như: tê liệt ở 1 hoặc cả 2 bên cánh tay,… Theo thời gian, nếu người bệnh vẫn không có biện pháp điều trị hợp lý sẽ dẫn đến mất khả năng vận động, teo cơ và bại liệt.

Biến dạng cột sống: Những cơn đau kéo dài khiến người bệnh không thể vận động bình thường, bạn luôn phải đứng trong tư thế nghiêng người hay cúi xuống đất mới có thể di chuyển được. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho cột sống bị cong, vẹo.

Thoái hóa cột sống gây trở ngại thi lực: các vấn đề của thị lực sẽ xuất hiện khi hệ thần kinh liên quan đến mắt bị chèn ép. Tình trạng thường thấy là: chảy nước mắt, độ lớn nhỏ của đồng tử không đều, suy giảm thị lực, nguy hiểm hơn là có thể bị mù.

3. Các cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả

3.1 Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống -Thay đổi thói quen sinh hoạt

Một trong những nguyên nhân chính làm tổn thương cột sống đến từ những thói quen vận động sai hàng ngày của bạn. Vì vậy, thay đổi ngay những thói quen không tốt dưới đây nếu như bạn đang mắc phải.

Đối với nhân viên văn phòng phải thường xuyên ngồi nhiều, chú ý sau khoảng 60 phút nên đứng lên và đi lại nhẹ nhàng, vươn vai để xương khớp được thư giãn. Tuyệt đối tránh ngồi ỳ trước máy tình trong thời gian dài. Khoảng cách ngồi máy tính thích hợp nhất là 50-60cm, đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10- 20 độ.

Đối với những người đang làm công việc nặng nhọc, dùng sức nhiều: hạn chế cúi lưng để nâng đồ nặng mà phải hạ cả trọng tâm người để bê. Điều chỉnh tư thế đúng khi sinh hoạt, tránh các tổn thương cột sống.

Nâng vật nặng đúng cách để phòng bệnh thoái hóa cột sống

Nâng vật nặng đúng cách để phòng bệnh thoái hóa cột sống

Khi ngủ, bạn không nên nằm sấp khiến cổ bị gập xuống, dễ gây nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Tránh nằm quá lâu 1 tư thế, một đêm nên chuyển mình 1-2 lần . Lựa chọn gối có độ dày phù hợp

3.2 Có kế hoạch tập thể dục hợp lý

Cuộc sống hiện đại bận bịu khiến nhiều bạn quên đi thời gian cho việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Trong khi việc tập thể dục được coi như một liều thuốc bổ cho xương khớp. Các bài tập sẽ giúp tăng lưu lượng máu và oxy đến các vùng trên xương sống, hỗ trợ vận chuyển các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp duy trì tính linh hoạt của cột sống. Hơn nữa khi tập luyện, cơ thể sản sinh endorphins có thể làm giảm căng thẳng và cơn đau.

Những bộ môn bạn có thể lựa chọn tập luyện vì một cơ thể dẻo dai đó là: đi bộ, tập gym, yoga, aerobic, bơi lội, …. Những bài tập này sẽ kích thích cột sống và ngăn ngừa sự thoái hóa.

3.3 Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống – Chế độ ăn uống khoa học

Thiếu chất dinh dưỡng do chế độ ăn uống không lành mạnh cũng đang tàn phá xương khớp cột sống của chính bạn. Cải thiện chế độ ăn uống với những mẹo sau:

Những thực phẩm “cứu tinh” cho cột sống

Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D: nếu như vitamin D được coi là dưỡng chất không thể thiếu giúp tăng cường hấp thụ canxi ở ruột, thì canxi là nguyên tố quan trọng cấu tạo lên xương. Để bổ sung dưỡng chất trên, cần tăng thêm những sản phẩm sau đây trong bữa cơm hàng ngày: sữa, phomat, cá hồi, súp lơ, cam, gan, thịt, cá, ngũ cốc và trứng.

Bổ sung chất chống oxy hóa cho xương khớp: Omega-3, vitamin E. Những chất trên có rất nhiều trong các loại cá, hat hay các loại rau củ quả xanh

Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể: 1,5-2 lít sẽ là con số phù hợp cho cơ thể để duy trì sự sống và đủ nước cho xương khớp được nuôi dưỡng chắc khỏe.

Tránh xa những loại thực phẩm giàu chất oxy hóa, phá hủy xương khớp cột sống như: nội tạng động vật, cá trích, sản phẩm đã qua chiên rán nhiều lần.

Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như: nước ngọt có gas, rượu, cà phê vì chúng chính là những tác nhân khiến bệnh thoái hóa cột sống của bạn ngày một trầm trọng.

Bệnh thoái hóa cột sống diễn biến âm thầm nhưng hậu quả để lại hết sức nặng nề. Việc phòng bệnh sớm sẽ giúp cho bạn cũng như người thân tránh khỏi những biến chứng khó lường của bệnh. Chính vì vậy, bạn còn chần chừ gì mà không lưu lại những bí quyết phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống trên đây để cùng nhau bảo vệ sức khỏe.

>>Tham khảo: Bệnh thoái hóa khớp