Home Tin Tức Bệnh thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

0
Bệnh thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp là căn bệnh xương khớp phổ biến nhất nước ta. Nhận biết sớm các nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp người bệnh đẩy lùi được những biến chứng nguy hiểm, tiềm ẩn và tìm được cách chữa trị phù hợp nhất. Trong bài viết này, Alpha Bone sẽ giúp mọi người nắm bắt được những thông tin cơ bản của bệnh thoái hóa khớp!

Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là hiện tượng sụn và xương dưới sụn khớp bị tổn thương, gây viêm nhiễm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và bị bào mòn dẫn đến nứt, rách.

Phần xương sụn bị thay đổi cấu trúc, đầu xương bị trơ ra và hình thành gai xương ở rìa. Khi làm việc, vận động hay di chuyển, xương dưới sụn bị cọ sát vào nhau gây cảm giác đau đớn vô cùng cho người bệnh.

Triệu chứng của thoái hóa khớp

Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh gặp rất nhiều các triệu chứng dai dẳng, kéo dài, gây hạn chế hoạt động và khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu. Có thể nhận biết các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp theo nhiều cách khác nhau. Có 5 triệu chứng nổi bật nhất.

Các triệu chứng của thoái hóa khớp xuất hiện tại các khớp

Các triệu chứng của thoái hóa khớp xuất hiện tại các khớp

  • Đau nhức: Những con đau âm ỉ, đau dữ dội hơn khi người bệnh vận động ở tư thế tác động nhiều đến khớp. Nhức xương khớp sẽ nhiều hơn khi vận động mạnh và thay đổi thời tiết.
  • Cứng khớp: Tình trạng này xuất hiện thường xuyên vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Người bệnh khi đó không thể cử động được và mất khoảng 10 phút đến 30 phút xoa bóp các khớp mới giảm dần. Nếu thoái hóa khớp ở giai đoạn nặng thì triệu chứng cứng khớp sẽ kéo dai dẳng hơn.
  • Có tiếng kêu lục khục, lạo xạo khi cử động: Đây là biểu hiện khi người bệnh thoái hóa khớp bị viêm khớp. Người bệnh sẽ nghe rõ các tiếng kêu khi vận động mạnh. Kèm theo đó là những cơn đau nhức dữ dội.
  • Khó vận động các khớp: Người bị thoái hóa các khớp sẽ khó, không thể thực hiện được các vận động nặng, một số cử động như cúi sát đất, quay cổ,…
  • Sưng đau khớp, teo cơ, biến dạng: Các khớp bị sưng tấy hoặc biến dạng, các cơ xung quanh bị yếu và dần bị teo đi. Chẳng hạn như đầu gối bị lệch khỏi trục, các ngón tay tay chân bị cong vẹo,…

Biến chứng của thoái hóa khớp

Ở giai đoạn đầu của bệnh, các cơn đau biểu hiện không rõ ràng nên nhiều người bệnh thường bỏ qua. Khi vào giai đoạn nặng, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng như:

  • Đau nhức xương khớp toàn thân
  • Teo cơ
  • Biến dạng khớp
  • Tàn tật…

Thoái hóa khớp làm sụt giảm chất lượng cuộc sống, khiến cho người bệnh phải sống chung với những cơn đau dai dẳng. Nếu không điều trị kịp thời, thoái hóa khớp sẽ khiến người bệnh phải sống lệ thuộc vào những người xung quanh mãi mãi.

Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp là bệnh tiến triển từ từ và tăng dần mức độ bệnh theo thời gian. Có nhiều nguyên nhân làm tổn thương sụn khớp và xương, khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Có 7 nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp:

Các nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp

Các nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp đều bắt nguồn từ thiếu dưỡng chất cho khớp và gây cho khớp quá nhiều áp lực

  • Sự lão hóa: Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu gây nên thoái hóa xương khớp. Cùng với quá trình lão cơ thể và mất dần đi tính đàn hồi
  • Thừa cân: Tình trạng béo phì gây khiến các khớp xương phải gánh trọng tải lớn, tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp
  • Di truyền: Đối tượng có cơ địa già trước tuổi cũng dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn ở người bình thường
  • Do công việc và thói quen sinh hoạt sai tư thế: Những người làm công việc đặc thù thường xuyên ngồi nhiều, đứng lâu một tư thế, mang vác nặng rất dễ mắc phải thoái hóa xương khớp. Các tư thế không đúng sẽ tạo áp lực lên sụn khớp và đĩa đệm, thậm chí gây thoát vị đĩa đệm, từ đó làm giảm khả năng chịu lực, dần dần xương khớp yếu đi và rất dễ bị thoái hóa.
  • Do luyện tập thể dục thể thao quá độ: Các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, nhảy cao, nhảy xa,… không những gây sức ép cho xương khớp mà còn khiến người chơi phải đối mặt với rất là nhiều những chấn thương như: giãn dây chằng, trật khớp, rạn nứt xương,… Những tổn thương này khiến xương khớp ngày càng thoái hóa nhanh hơn.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất: đặc biệt là canxi, chondroitin – những chất quan trọng giúp xương chắc khỏe. Phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh là những đối tượng dễ bị thoái khớp do thoái thiếu hụt lượng canxi lớn mà không được bổ sung kịp thời.
  • Do dị tật bẩm sinh: Dị tật bẩm sinh về cột sống như gù vẹo cột sống, cũng làm thay đổi một phần hình thái bình thường của cột sống, dần dần gây thoái hóa khớp.

Vị trí của thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp xảy ra ở nhiều khớp khác nhau, từ những khớp lớn đến những khớp nhỏ nhất như: khớp gối, khớp háng, cổ chân, cổ tay, ngón chân, ngón tay,…

Cách chẩn đoán thoái hóa khớp

Để chẩn đoán thoái hóa khớp, nếu có điều kiện tốt nhất thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Tại đó, người bệnh sẽ phải thực hiện chụp, chiếu cắt lớp để xem các tổn thương trong xương, khớp, sụn.

Bên cạnh đó, người bệnh vẫn có thể tự đoán nhận được căn bệnh này nhờ các dấu hiệu đã nêu ở trên. Chỉ cần có 1 trong số các biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp thì người bệnh đã cần phải có biện pháp điều trị ngay rồi!

Cách điều trị thoái hóa khớp

Ngày nay, có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp. Phương pháp được áp dụng nhiều nhất mang lại hiệu quả tốt nhất là vật lý trị liệu và các bài tập bổ trợ xương khớp tại nhà:

  • Điều trị thoái hóa khớp bằng vật lý trị liệu: Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp như: Chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, xung điện,… để giảm đau. Khi xuất hiện những cơn đau nhức thì người bệnh cần được nghỉ ngơi, tránh để khớp hoạt động mạnh.
  • Bài tập bổ trợ thoái hóa khớp tại nhà: Khi tập luyện tại nhà, người bệnh cần chú ý không vận động mạnh, thực hiện các động tác quá sức, kết hợp nghỉ ngơi sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh một cách đáng kể.

Cách phòng tránh thoái hóa khớp

Để phòng ngừa căn bệnh nhức nhối này, hoặc hỗ trợ cải thiện sức khỏe xương khớp và điều trị thoái hóa khớp, mỗi người cần thiết lập một thói quen sống lành mạnh và thực đơn dinh dưỡng khoa học:

phòng tránh bệnh hiệu quả

Để phòng tránh thoái hóa khớp, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ổn định cân nặng và tập thể dục thường xuyên

  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi: Người bị thoái hóa khớp cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi. Tuy nhiên, loại canxi này nên được có trong các loại thực phẩm như hạt dinh dưỡng, các loại quả có múi và rau xanh như súp lơ,… Không nên hấp thụ canxi có trong sữa bò, sữa dê hay sữa động vật nói chung vì sẽ khiến cho canxi trong cơ thể bị đào thải nhanh hơn, gây loãng xương nghiêm trọng hơn.
  • Tránh các thực phẩm gây tổn hại cho khớp xương: Người mắc bệnh thoái hóa khớp cần tuyệt đối tránh xa các loại thịt đỏ, thịt mang tính nóng như gà, bò, dê vì sẽ khiến cho tình trạng đau nhức tồi tệ hơn. Đồng thời, người bệnh cũng không nên hấp thụ các chất béo, omega-6, và axit oxalic có trong các món dưa chua, muối xổi.

► Xem thêm: Bị thoái hóa khớp kiêng ăn gì để hạn chế cơn đau?

  • Giữ được cân nặng ổn định, vừa phải: Những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn. Thậm chí, trong quá trình điều trị còn khó có kết quả khả quan. Một thân hình nặng nề sẽ gây áp lực lên hệ thống xương khớp vốn không được khỏe mạnh. Chưa kể, những chất béo có trong cơ thể sẽ khiến cho tình trạng viêm sưng tại khớp nghiêm trọng thêm.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày: Nhiều người trẻ tuổi, đặc biệt là những người thừa cân, cho rằng phải tập các bài tập nặng mới nhanh chóng lấy lại được vóc dáng cũng như tăng được độ linh hoạt cho xương khớp. Tuy nhiên, các bài tập nặng trong thời gian dài sẽ chỉ khiến các lớp sụn bị bào mòn nhanh chóng hơn. Và khi về già, những người này dễ bị mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp. Tốt nhất là chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, thiền,…

► Xem thêm: Top 5 các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả hàng đầu

Điều trị thoái hóa khớp bằng Đông Y

Bên cạnh vật lý trị liệu, tập bài tập bổ trợ và các biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, người bệnh cũng nên áp dụng phương pháp Đông Y để nhanh chóng lấy lại sức khỏe xương khớp cho mình. Trong dân gian, có nhiều bài thuốc Đông Y được áp dụng, dành riêng cho những người bị thoái hóa khớp.

Dưới đây là 3 bài thuốc dân gian giúp điều trị thoái hóa khớp vô cùng hữu hiệu:

Các bài thuốc dân gian dùng uống và đắp tại các khớp thoái hóa

Các bài thuốc dân gian dùng uống và đắp tại các khớp thoái hóa

Bài thuốc số 1: Chữa thoái hóa khớp bằng Lá Lốt

Chuẩn bị

  • 15g lá lốt tươi
  • 2 bát nước

Cách làm

  • Rửa sạch lá lốt, để khô ráo nước
  • Đem sắc cùng với 2 bát nước đến khi còn ½ bát
  • Uống ấm, sau bữa tối.

Bài thuốc số 2: Chữa thoái hóa khớp bằng Cà Tím

Chuẩn bị

  • 1 quả cà tím cỡ vừa
  • 1 lít nước lọc

Cách làm

  • Rửa sạch cà tím và thái thành từng lát mỏng
  • Đun sôi nước rồi tắt bếp
  • Cho cà tím vào nước vừa đun sôi, đậy nắp kín
  • Ngâm đến khi nước nguội thì giữ lại nước để uống
  • Phần nước này chia làm 4 phần, 3 phần uống vào sáng, trưa và tối trước khi ăn cơm. Phần còn lại trộn với 50ml dầu oliu nguyên chất và thoa một lớp mỏng để điều trị tình trạng đau nhức ở khớp.

Bài thuốc số 3: Điều trị thoái hóa khớp bằng Muối Hạt

Chuẩn bị

  • 20g muối hạt
  • 1 củ gừng tươi
  • 2 lít nước

Cách làm

  • Rửa sạch gừng, cạo vỏ, đập dập
  • Đun sôi nước
  • Thả gừng cùng muối hạt vào
  • Nên duy trì thói quen ngâm chân bằng bài thuốc này trong 15-30 phút mỗi ngày để giúp làm dịu cơn đau.

Alpha Bone – xóa tan cơn đau bệnh khớp

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về căn bệnh thoái hóa khớp. Hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc xung quanh căn bệnh nhức nhối này. Nếu còn có bất cứ thắc mắc gì khác, bạn đọc có thể theo dõi thêm các bài viết tiếp theo được cập nhật bởi Alpha Bone, hoặc liên hệ trực tiếp tới số 1800.0082 để được tư vấn miễn phí nhé!