Home Tin Tức 5 triệu chứng thoái hóa khớp gối không được bỏ qua!

5 triệu chứng thoái hóa khớp gối không được bỏ qua!

0
5 triệu chứng thoái hóa khớp gối không được bỏ qua!

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh có diễn biến rất âm thầm. Chính vì thế rất ít người phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi bệnh có những dấu hiệu phức tạp thì mới phát hiện ra. Vậy các triệu chứng thoái hóa khớp gối là gì? Câu trả lời sẽ có ở thông tin bài viết dưới đây.

Tổng quan về thoái hóa khớp gối

5 triệu chứng thoái hóa khớp gối không được bỏ qua!

Mất đi đĩa đệm tự nhiên ở sụn và xương dưới sụn

Thoái hóa khớp gối là mất đi đĩa đệm tự nhiên ở sụn và xương dưới sụn. Các sụn khớp thoái hóa dẫn đến tình trạng các xương cọ xát vào nhau và làm xơ hóa. Lâu dần sẽ hình thành và mọc ra các gai xương và hốc xương ở dưới sụn lưng gây đau nhức khớp, cứng khớp.

Thoái hóa khớp gối ở giai đoạn đầu chỉ gây nên những tổn thương nhỏ trên bề mặt sụn khớp. Vì thế người bệnh không cảm thấy đau nhức, không ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì các sụn khớp bị bào mòn, mất độ đàn hồi, trơn tru do thiếu dịch khớp tiết ra.

Thoái hóa khớp gối thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Trong tổng số những bệnh nhân đang mắc bệnh thoái hóa khớp gối thì nữ giới chiếm đến 80%. Thoái hóa khớp gối cũng tăng dần theo độ tuổi. Độ tuổi càng cao thì sự lão hóa xương khớp càng tăng lên. Ở độ tuổi từ 40 – 50 chiếm khoảng đến 50%.

5 triệu chứng thoái hóa khớp gối

Khi bệnh mới khởi phát, các dấu hiệu rất khó để nhận biết. Người bệnh chỉ có thể nhận ra các triệu chứng thoái hóa khớp gối khi bệnh đã trở nên nặng nề hơn. Các biểu hiện của thoái hóa khớp được chia làm 5 giai đoạn tương ứng với 5 mức độ bệnh tăng dần như sau:

Ở giai đoạn 1

Đây là giai đoạn khởi phát. Người bệnh chỉ có thể cảm nhận thấy những khớp gối khi vận động quá nhiều. Nhất là khi leo cầu thang, đứng hoặc ngồi quá nhiều. Cơn đau sẽ giảm dần khi được nghỉ ngơi và thư giãn.

Ở giai đoạn 2

Cảm giác tê bì, co cứng khớp bắt đầu xuất hiện. Mỗi sáng thức giấc hoặc khi trái gió trở trời khớp bị co cứng, khó có thể co duỗi như bình thường. Phải mất khoảng 20 phút để xoa bóp, massage nhẹ nhàng vùng đầu gối mới có thể đi lại, co duỗi được.

Ở giai đoạn 3

Khi bệnh đã ở giai đoạn này thì người bệnh sẽ thấy những cơn đau âm ỉ xuất hiện cả ngày lẫn đêm. Mỗi lần đi lại đều nghe thấy những tiếng kêu lạ phát ra như “lục khục”. Cử động khớp đầu gối đau nhiều, không còn linh hoạt như trước. Mọi vận động trở lên tê cứng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ. Nhiều người còn có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt và sút cân.

Ở giai đoạn 4

5 triệu chứng thoái hóa khớp gối không được bỏ qua!

Khớp gối bị viêm, sưng, nóng đỏ và đau nhức nhiều

Các xương lớn ở khớp đầu gối đã bị tổn thương nghiêm trọng. Các khớp bị viêm, sưng, nóng đỏ, đau nhức nhiều và biến dạng khớp. Mọi cử động, sinh hoạt bị hạn chế dần.

Ở giai đoạn 5

Đây là giai đoạn cảnh báo bệnh đang báo động ở mức nguy hiểm. Dịch bôi trơn bề mặt sụn khớp không tiết ra, các khớp mất đi tính đàn hồi, linh hoạt. Gai xương hình thành và mọc lên dẫn đến mất khả năng lao động. Thậm chí một số người bệnh có thể bị tàn phế, bại liệt.

XEM THÊM:

Phương pháp tự chuẩn đoán và kiểm tra khớp gối

Người bệnh có thể tự mình chẩn đoán và kiểm tra tình trạng khớp gối của mình bằng 3 cách sau:

– Đứng lên ngồi xuống nhiều lần: Khi đứng lên và ngồi xuống nhiều lần sẽ xuất hiện cảm giác đau nhức truyền đến. Khi ngồi lâu các khớp bị co cứng. Nhất là khi ngồi tư thế ngồi xổm, các khớp sẽ bị râm ran tê bì và co cứng.

– Đau khi co duỗi chân: Khi co duỗi đầu gối sẽ phát ra những tiếng kêu lạ. Có thể phát ra những âm thanh “lạo xạo” hoặc “lục khục”.

– Đau nhức khi lên xuống cầu thang: Mỗi lần bước lên cầu thang, đầu gối phải chịu áp lực lớn. Vì thế, khi bước chân lên xuống cầu thang sẽ có cảm giác đau nhói từ đầu gối lan rộng ra các ống xương, bắp chân. Hai bên đầu gối nhức mỏi, mất cảm giác, không có sức lực để bước.

Đến các trung tâm y tế để được các chuyên gia, bác sĩ thăm khám

Đến các trung tâm y tế để được các chuyên gia, bác sĩ thăm khám

Sau khi kiểm tra, thấy cơ thể có triệu chứng thoái hóa khớp gối thì hãy đến các trung tâm y tế để khám. Tại đây các chuyên gia, bác sĩ thực hiện siêu âm, chụp X-quang, chụp MRI hoặc nội soi để kiểm tra khớp gối. Từ đây, các chuyên gia sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu về 5 triệu chứng thoái hóa khớp gối. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho người bệnh. Chúc bạn đọc luôn có sức khỏe dồi dào!