Home Tin Tức Viêm đa khớp và những điều cần biết

Viêm đa khớp và những điều cần biết

0
Viêm đa khớp và những điều cần biết

Viêm đa khớp là bệnh lý về xương khớp mãn tính thường xảy ra ở người lớn tuổi. Bệnh có những triệu chứng gì? Nguyên nhân nào gây nên bệnh? Có những giải pháp phòng tránh và khắc phục bệnh nào? Để có được câu trả lời chính xác, hãy cùng Alpha Bone tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm đa khớp là gì

Viêm đa khớp là một trong những bệnh lý mãn tính ở người lớn tuổi, khiến nhiều người bệnh khó chịu khi thời tiết thất thường. Viêm đa khớp liên quan đến tình trạng tự miễn dịch, khi mà cơ thể không thể chống lại các tác nhân ngoài môi trường như virus, vi khuẩn. Và thế là, không chỉ một khớp mà nhiều khớp của người bệnh bị viêm cùng một thời điểm.

Viêm đa khớp xuất hiện khi người bệnh có nhiều hơn 5 loại khớp bị ảnh hưởng cùng một lúc với nhau. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, vẩy nến và những loại viêm khớp do virus gây nên. Bệnh thường kéo dài trong một thời gian nhất định hay thành bệnh mãn tính kéo dài hơn 6 tuần

Các triệu chứng của viêm đa khớp

Những biểu hiện của bệnh viêm đa khớp rất dễ để nhận biết. Sau đây là một số triệu chứng phổ biến mà người bệnh mắc phải bao gồm:

Viêm đa khớp và những điều cần biết

Bệnh gây đau khớp, cứng khớp và nóng đỏ da

2.1. Đau khớp

  • Đau nhức tại các khớp bả vai, khuỷu tay, khuỷu chân, cổ tay, cổ chân, các ngón tay, chân, khớp háng, đầu gối
  • Đau âm ỉ suốt cả ngày đêm và đau tăng dần vào nửa đêm về sáng

2.2. Cứng khớp

  • Khó vận động các khớp: khó co duỗi chân, cánh tay, đầu gối
  • Ngón tay khó cầm nắm vật
  • Khớp vai bị căng, khó quay đầu, quay bả vai.
  • Thấy xuất hiện những tiếng kêu lục khục, lạo xạo trong các khớp phát ra hoặc các tiếng xướng cọ xát lên nhau

2.3. Nóng và đỏ da

  • Nóng ran vùng da tại các vị trí khớp bả vai, cánh tay, đầu gối, khuỷu tay và các ngón chân, tay
  • Vùng da tại vị trí bị viêm có thể chuyển màu hồng nhạt, đỏ hơn so với những vùng da xung quanh. Đặc biệt là trên ngón tay, xung quanh móng tay, ngón chân, móng chân.
  • Những triệu chứng kèm theo là: mệt mỏi, sốt cao, sưng, khó thở, chán ăn, gầy sụt cân bất thường, suy nhược cơ thể, sốt phát ban hoặc ngứa,…

Cách chẩn đoán viêm đa khớp

Để chẩn đoán bệnh viêm đa khớp sẽ dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như số lượng khớp chịu ảnh hưởng, các khớp bị viêm, những triệu chứng khác ngoài đau khớp hay những khối khớp đối xứng và ngược lại.

Nguyên nhân gây viêm đa khớp

Nguyên nhân chính của viêm đa khớp là do sụn bị sần sùi và mòn đi. Khi sụn bị sần sùi và hao mòn tới một mức độ nhất định sẽ gây nên viêm khớp. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, bệnh thường là do các yếu tố sau gây nên:

4.1. Nguyên nhân bệnh lý

  • Nhiễm khuẩn: Parpo virus, vi khuẩn, mycoplasma, epstein- barr virus, virus viêm gan, quai bị, virus Ross River, sởi, HIV,…
  • Di truyền
  • Các bệnh chuyển hóa: Suy gan, suy thận, thống phong giả, bệnh Gout
  • Thoái hóa: Thoái hóa cấu trúc như thoái hóa khớp (do sụn xương bị hao mòn)
  • Bệnh nhiễm trùng: Lyme, Well, bệnh lao, Whipple,…
  • Bệnh viêm mạch máu: Viêm mạch hoặc viêm khớp tế bào
  • Bệnh nội tiết

4.2. Nguyên nhân sinh lý

  • Tuổi tác: bệnh viêm đa khớp thường xảy ra ở người cao tuổi, hầu hết là do ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hóa và tích tụ chấn thương kéo dài. Nhưng bệnh vẫn có thể gặp ở trẻ em.
  • Giới tính: Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cao hơn đàn ông
  • Các rối loạn trao đổi chất: ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng các thành phần của khớp và xuất hiện các thành phần bất thường trong khớp
  • Thừa cân: làm tăng sức ép lên các khớp hông, đầu gối từ đó gây nên viêm đa khớp

4.3. Nguyên nhân bên ngoài

  • Chấn thương: các chấn thương tại khớp do vận động mạnh có thể gây ra viêm khớp cấp tính ngay lúc đó hoặc gây ra viêm đa khớp sau này
  • Nghề nghiệp: các công việc đứng, ngồi lâu một tư thế, vận động sai tư thế, lao động nặng nhọc thì có tỷ lệ mắc bệnh đa khớp cao hơn

Biến chứng của viêm đa khớp

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm đa khớp sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Có hai dạng biến chứng là biến chứng tại xương khớp và biến chứng lên các cơ quan khác:

5.1. Biến chứng tại khớp

  • Dính khớp
  • Cứng khớp
  • Teo cơ
  • Tàn phế
  • Loãng xương

5.2. Biến chứng lên cơ quan khác

  • Suy tim
  • Xơ vữa động mạch
  • Tụ mỡ ở mặt và lưng
  • Teo cơ
  • Mỏng da
  • Thiếu máu
  • Tổn thương gan và thận
  • Phụ nữ khó thụ thai
  • Rối loạn tâm thần, trầm cảm do bệnh tật

► Xem thêm: Tìm hiểu viêm đa khớp cấp để cải thiện sớm, tránh biến chứng

Cách phòng ngừa viêm đa khớp

Viêm đa khớp và những điều cần biết

Ăn uống đủ chất, ổn định cân nặng, tập thể thao là các cách phòng ngừa bệnh

Để đề phòng viêm đa khớp chúng ta cần có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng đủ chất, chăm tập luyện thể thao vừa tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ bị bệnh viêm kéo dài.

  • Ăn uống đủ chất

Chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ cho hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Người cao tuổi nên tránh những thực phẩm không tốt cho hệ xương khớp như: đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, bia, rượu, thuốc lá,… để tăng hiệu quả phòng bệnh.

  • Ổn định cân nặng

Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp nhiều hơn người bình thường. Chính vì vậy, việc duy trì cân nặng ở mức lý tưởng được coi là một trong những cách phòng ngừa bệnh cần thiết nhất. Khi đó xương khớp sẽ không phải chịu áp lực, sức ép quá lớn từ cân nặng, làm giảm nguy cơ tổn thương khớp.

  • Không coi thường các chấn thương

Các chấn thương liên quan đến xương khớp cần phải được điều trị tận gốc, bởi các tổn thương có thể khiến xương khớp bị chính cơ thể tấn công.

  • Tập thể dục thể thao

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao có tác dụng nâng cao sức khỏe, duy trì vóc dáng, cân nặng. Với những người đã mắc bệnh, việc hoạt động nhẹ nhàng thường xuyên càng trở nên quan trọng khi nó giúp bảo khả năng vận động của xương khớp bình thường.

Cách điều trị viêm đa khớp

Tùy vào tình trạng của bệnh nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể lựa chọn điều trị tại nhà hay tìm đến các cơ sở y tế. Tuy nhiên, Alpha Bone khuyến nghị người bệnh nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ chứ không nên tự ý điều trị tại nhà. Vì nếu không làm đúng cách, bệnh tình có thể nghiêm trọng hơn.

7.1. Điều trị tại nhà

Chữa viêm đa khớp tại nhà có thể sử dụng các bài thuốc nam, các cây thuốc dân gian để giảm triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, tập trung vào một chế độ dinh dưỡng hợp lý và chế độ sinh hoạt điều độ cũng sẽ giảm nguy cơ tái bệnh.

7.2. Điều trị bằng dược phẩm

Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc tây hoặc thuốc nam. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, cũng như tùy thuộc vào chẩn đoán cũng như yêu cầu từ bác sĩ.

Các loại thuốc Tây Y chữa viêm đa khớp thường gặp

Khi theo khám và điều trị tại các cơ sở y tế, tùy thuộc và mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh với các loại thuốc khác nhau. Thông thường, những người bệnh bị viêm đa khớp được kê đơn các loại thuốc sau:

8.1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Đây là loại thuốc dành cho bệnh nhân có triệu chứng của viêm đa khớp. Thuốc được hấp thu qua đường tiêu hóa nên có tác dụng giảm nhanh các cơn đau nhức do bệnh gây ra.

  • Ưu điểm: Giảm nhanh các cơn đau do viêm khớp gây ra
  • Nhược điểm: Không xử lý tận gốc nguyên nhân gây bệnh

8.2. Thuốc chống viêm không steroid

Nhóm thuốc này gồm các loại như: Diclofenac, Aspirin, Meloxicam…

  • Ưu điểm: Giảm đau, kháng viêm cho hầu hết các căn bệnh xương khớp, không riêng gì viêm đa khớp
  • Nhược điểm: Không xử lý tận gốc nguyên nhân gây bệnh

8.3. Thuốc trị viêm corticoid

Các loại thuốc trong nhóm này gồm: Cortisone, Prenissolon, Hydrocortisone,…

  • Ưu điểm: Kháng viêm mạnh, thường cho người bị viêm nặng
  • Nhược điểm: Làm suy yếu hệ miễn dịch

8.4. Thuốc làm chậm tiến trình bệnh

Các loại thuốc làm chậm tiến trình như: Methotrexate, Sulfasalazine, Chloroquin,…

  • Ưu điểm: Làm chậm sự phát triển của bệnh
  • Nhược điểm: Gây hại cho gan, thận và tiêu hóa

Các loại thuốc Đông Y chữa viêm đa khớp thường gặp

Người ta thường sử dụng nhiều bài thuốc dân gian, tổng hòa các loại thảo dược thiên nhiên lành tính để điều trị viêm đa khớp. Kể đến có lá lốt, tỏi, xương rồng, cây xấu hổ, lá tướng quân, nhũ hương, vuốt quỷ,…

  • Ưu điểm: Lành tính, an toàn, không tác dụng phụ
  • Nhược điểm: Mất công đun sắc, hiệu quả đến chậm

► Xem thêm: Những cây thuốc nam chữa bệnh viêm khớp

Viêm đa khớp nên ăn gì?

Viêm đa khớp và những điều cần biết

Chế độ dinh dưỡng là thiết yếu với người bệnh

Viêm đa khớp nên ăn gì để hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh? Người bị bệnh nên chú trọng các loại thực phẩm giàu canxi. Để bổ sung lượng canxi mỗi người, người bệnh hãy sử dụng các sản phẩm từ sữa hạt, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, hoa quả tươi và các loại hải sản.

Viêm đa khớp kiêng ăn gì?

Người bị viêm đa khớp nên hạn chế là các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Nội tạng động vật, bơ và phô mai cùng các sản phẩm khác liên quan cũng cần bị loại bỏ khỏi thực đơn của người bệnh. Người bệnh cũng cần hạn chế bột mì, cơm nếp, bánh mì và các loại đồ ăn làm từ bột trắng. Người bệnh viêm khớp cũng cần kiêng các chất kích thích.

► Xem thêm: Viêm đa khớp kiêng ăn gì? 10 thực phẩm “đại kỵ”

Alphabone – Sản phẩm Đông Y trị dứt điểm viêm đa khớp

Viêm đa khớp cần xác định rõ các nguyên nhân để điều trị đạt kết quả tốt nhất. Khi gặp các triệu chứng trên cần đến các cơ sở y tế khám và để điều trị kịp thời. Bệnh để lâu rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như đau tim có thể gây tử vong, đau dạ dày, khó có con và tàn phế. Hãy tự chăm sóc bản thân và điều trị bệnh sớm nhất có thể để không trở thành gánh nặng cho người thân nhé!