Home Tin Tức Viêm khớp dạng thấp và những điều cần biết sớm

Viêm khớp dạng thấp và những điều cần biết sớm

1
Viêm khớp dạng thấp và những điều cần biết sớm

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh phổ biến không chỉ ở người lớn tuổi mắc phải mà ở cả những người trẻ. Để nhanh chóng nhận biết bệnh và đưa ra phương hướng điều trị kịp thời, bạn cần nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị. Hãy cùng Alpha Bone tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp hay viêm thấp khớp là bệnh ảnh hưởng đến các cơ bắp, xương khớp bên trong cơ thể. Khi các bao hoạt dịch quanh khớp bị tấn công, chúng trở nên viêm nhiễm và dần dần phá hủy sụn khớp và xương trong khớp. Căn bệnh này gây ra những cơn đau, sưng đỏ và tê cứng các khớp. Bệnh thường xảy ra nhiều ở khớp và ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể.

2. Nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp

Không có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên. theo nhiều nghiên cứu, có thể điểm danh 3 yếu tố chính gây ra căn bệnh này:

Nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp là tuổi tác, gen di truyền và nhiễm trùng xương

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh thấp khớp càng cao
  • Do di truyền: Gen không thực sự gây nên bệnh nhưng lại dễ làm tổn thương xương khớp hơn do các yếu tố môi trường như virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Nhiễm trùng cấu trúc xương: Có thể gây ra thấp khớp và dẫn đến viêm dày màng dịch hoạt, phá hủy sụn và xương trong khớp. Bệnh cũng làm yếu và kéo căng dây chằng, gân nối các khớp, làm các khớp biến dạng dần dần.

3. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

Những triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp thường được biểu hiện rõ ràng và cụ thể. Người bệnh có thể xác định triệu chứng của bệnh thông qua 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn đầu

Bệnh thường khởi phát từ từ, trước khi có triệu chứng của bệnh thấp khớp bệnh nhân có biểu hiện như là sốt nhẹ, mệt mỏi, sụt cân, chân tay tê bì. Trong thời kỳ này, bệnh ảnh hưởng đến các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân. Giai đoạn này thường kéo dài vài tuần rồi chuyển sang giai đoạn trung gian.

  • Giai đoạn trung gian

Ở giai đoạn này bệnh phát triển nặng hơn và thường xuyên xuất hiện những cơn đau kéo dài. Bệnh đã có những biểu hiện nặng hơn như: đau cứng khớp, sưng khớp tay, cổ tay, khớp gối… những vùng da khớp bị viêm sẽ ấm hơn bình thường có màu đỏ hơn so với những vùng xung quanh.
Thời kỳ này bệnh ảnh hưởng đến các khớp khuỷu tay, cổ tay, mắt cá chân, vai, đầu gối, hông. Đặc biệt viêm khớp dạng thấp có tính đối xứng, chỉ cần một bên khớp bị viêm đau thì bên còn lại cũng có biểu hiện tương tự.

  • Giai đoạn cuối

Ở giai đoạn này, quá trình viêm đã giảm đi và hình thành các mô xơ và xương dẫn đến ngừng chức năng hoạt động của khớp. Lúc này, bệnh gây ra những biến chứng nguy hại như biến dạng khớp, tàn phế, gây bệnh tim mạch,…

4. Ai bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Vì yếu tố di truyền cũng như nhiễm khuẩn, virus gây bệnh không còn là căn bệnh mà chỉ người cao tuổi mới mắc phải nữa. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, kể cả những người trẻ tuổi. Thậm chí, cũng có trường hợp viêm khớp dạng thấp ở trẻ em.

5. Biến chứng của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh phổ biến. Tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan, để lâu và không khám và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm như:

Viêm khớp dạng thấp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm lên xương và các cơ quan khác

  • Loãng xương
  • Nhiễm trùng
  • Biến dạng khớp
  • Nang dạng thấp
  • Ung thư hạch bạch huyết
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Khô mắt và miệng
  • Bệnh tim mạch, bệnh phổi

6. Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp

Hiện nay, cách duy nhất để phòng ngừa căn bệnh này là thường xuyên đi kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu như bạn không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, vậy thì phải chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể. Nếu như có bất cứ triệu chứng nào liên quan đến viêm thấp khớp nêu trên, hãy khẩn trương tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị!

7. Cách chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Hiện nay, tại các cơ sở y tế, người bị viêm khớp dạng thấp thường được chẩn đoán bằng 2 cách là xét nghiệm máu hoặc chụp chiếu.

  • Xét nghiệm máu

Thông qua xét nghiệm máu, bằng việc xác định tốc độ lắng của hồng cầu, cũng như sự phản ứng protein, các bác sĩ có thể chẩn đoán có hiện tượng viêm nhiễm đang xảy ra trong cơ thể hay không. Từ đó, có thể khẳng định người bệnh có bị viêm khớp dạng thấp hay không.

  • Chụp chiếu

Nếu không xét nghiệm máu, người bệnh cần phải tiến hành chụp X-quang và các phương pháp chụp chiếu khác để nhìn thấy các hình ảnh cắt ngang của khớp. Nhờ đó, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh đang diễn ra trong cơ thể người bệnh.

8. Biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Hiện nay, để điều trị bệnh thấp khớp (viêm khớp dạng thấp) không hề khó, tuy nhiên bạn cần nắm rõ một số phương pháp sau:

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Điều trị thấp khớp nhờ phẫu thuật và dùng các loại thuốc Đông y, Tây y

8.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp giúp sửa chữa các khớp đã bị hư hỏng. Hiện nay, ở các cơ sở y tế có phẫu thuật nội soi, sửa chữa gân, phẫu thuật chỉnh trục hoặc thay thế toàn bộ khớp bằng kim loại và nhựa.

  • Ưu điểm: Phẫu thuật giúp hồi phục khả năng dùng khớp của người bệnh. Đây là phương pháp giải quyết cơn đau và cải thiện chức năng xương khớp tốt nhất cho người bệnh.
  • Nhược điểm: Chỉ khi người bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, không thể sử dụng thuốc để điều trị thì bác sĩ mới đề nghị phẫu thuật. Kèm theo đó là chi phí phẫu thuật đắt đỏ cũng như hàng loạt thuốc được kê đơn sau phẫu thuật.
  • Lưu ý: Người bệnh sau khi phẫu thuật cần phải giữ gìn sức khỏe xương khớp cực kỳ cẩn thận, từ bữa ăn đến sinh hoạt hàng ngày.

8.2. Các bài tập hỗ trợ

Các bài tập về xương khớp cũng sẽ hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi, thiền, yoga sẽ rất phù hợp với những người mắc bệnh xương khớp.

Ưu điểm: Các bài tập nhẹ nhàng giúp xương khớp của người bệnh trở nên linh hoạt hơn. Cơ thể cũng khỏe mạnh và cơn đau, mệt mỏi tan biến dần.
Nhược điểm: Chỉ khi người bệnh mới trong giai đoạn khởi phát thì bổ sung các bài tập mới nhanh chóng làm giảm triệu chứng bệnh. Trường hợp người bệnh đã bị nặng thì khó có thể cử động được chứ chưa nói đến tập các bài tập bổ sung.
Lưu ý: Người bệnh chỉ nên tập nhẹ nhàng. Tránh các bài tập nặng như chơi bóng, gym, để không làm tổn thương nghiêm trọng đến các khớp.

8.3. Dùng thuốc

Dùng thuốc Tây y, Đông y hay các bài thuốc dân gian sẽ hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi loại cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc tây

  • Ưu điểm: Giảm nhanh các triệu chứng của bệnh thấp khớp như đau đớn, viêm sưng.
  • Nhược điểm: Không chữa khỏi nguyên nhân gây ra căn bệnh. Thuốc tây khi quá lạm dụng cũng gây ra tác hại cho nội tạng.
  • Lưu ý: Người bệnh chỉ nên sử dụng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không tự mua ở hiệu thuốc để điều trị.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc nam

Ưu điểm: Giảm được các triệu chứng của bệnh như đau đớn, viêm sưng. Điều trị bệnh an toàn và hiệu quả do có các thành phần dược liệu tự nhiên.
Nhược điểm: Hiệu quả đến chậm, mất công tìm mua thảo dược, mất công đun sắc.
Lưu ý: Người bệnh nên sử dụng các sản phẩm thuốc Đông Y được tổng hòa các thảo dược thiên nhiên, chiết xuất bằng phương pháp tiên tiến, hiện đại để giữ lại 100% dược tính. Dùng thuốc Đông Y vừa tiện lợi, an toàn mà hiệu quả điều trị đến nhanh hơn. Người bệnh có thể tham khảo sản phẩm chữa bệnh xương khớp Alpha Bone.

► Xem thêm: Bật mí 5 bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp khi giao mùa

9. Viêm khớp dạng thấp ăn gì?

Người mắc bệnh cần tập trung bổ sung thật nhiều canxi có lợi cho xương khớp của mình. Dưới đây là các nhóm thực phẩm cực tốt cho người cho người mắc bệnh:

  • Bông cải xanh, bắp cải: Chứa hợp chất sulforaphane giúp làm chậm những tổn thương ở sụn khớp
  • Thực phẩm giàu acid béo omega-3: Có trong mỡ cá và các loại cá biển, giúp làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả
  • Canxi: Có trong sữa hạt và các ngũ cốc dinh dưỡng

Xem thêm: Viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì để mau chóng hồi phục?

10. Viêm khớp dạng thấp kiêng gì?

Khi bị bệnh và đang trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, chiên xào: Những thức ăn này thường chứa nhiều chất béo bão hoà, kích thích phản ứng viêm và khiến người bệnh có cảm giác đau hơn;
  • Thực phẩm chứa axit oxalic: Chuối tiêu, các loại cà, thịt chó, canh cua cũng là những thức ăn không tốt với người mắc bệnh;
  • Nội tạng động vật: Trong nội tạng động vật chứa nhiều photpho, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây mất canxi trong xương, làm cho xương trở nên kém vững chắc và dễ bị sưng viêm;
  • Các chất kích thích: Uống rượu, bia quá mức khi đang điều trị.

Để biết rõ hơn về các loại thực phẩm mà người bị viêm khớp dạng thấp không nên ăn, bạn đọc hãy tham khảo thêm tại đây:

Xem thêm: Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì để không biến chứng nguy hiểm?

Viêm khớp dạng thấp gây ra không ít nhức nhối cho người bệnh. Để nhanh chóng ngăn chặn tình trạng bệnh, cũng như có phương hướng điều trị hiệu quả, người bệnh cần nắm rõ tất cả những yếu tố xung quanh căn bệnh này. Nhờ vậy, trong bất cứ trường hợp nào, người bệnh đều có thể đối phó với căn bệnh này mà không suy sụp. Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc tất tần tật thông tin xung quanh bệnh thấp khớp. Nếu có bất cứ thắc mắc gì khác, đừng ngần ngại liên hệ với Alpha Bone để được tư vấn miễn phí!

Comments are closed.