Home Tin Tức Đau cứng cổ không quay đầu được nguyên nhân do đâu?

Đau cứng cổ không quay đầu được nguyên nhân do đâu?

0
Đau cứng cổ không quay đầu được nguyên nhân do đâu?

Đau cứng cổ không quay đầu được là tình trạng không phải hiếm gặp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do ngủ sai tư thế hoặc mắc các bệnh lý như gai cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ… Nếu như tình trạng này kéo dài, bạn hãy nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị chuyên sâu.

Nguyên nhân đau cứng cổ không quay đầu được

Đau cứng cổ không quay đầu được có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến. Đau cứng cổ đến từ nguyên nhân cơ học và nguyên nhân do bệnh lý.

Nguyên nhân cơ học

Nguyên nhân này xuất phát từ những thói quen sinh hoạt xấu như nằm ngủ sai tư thế. Hoặc cũng có thể xuất phát do chấn thương, lao động quá sức.

Do ngủ sai tư thế

Nằm ngủ sai tư thế gây chèn ép dây thần kinh

Khi ngủ nằm sấp, co người hoặc quay đầu sang một bên sẽ khiến các mạch máu ở vùng cổ bị chèn ép. Quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cũng giảm sút. Từ đó axit lactic được giải phóng nhiều hơn – Đây chính là nguyên nhân dẫn đến đau cứng cổ, vai gáy. Đặc biệt, khi chuyển động đột ngột sẽ gây sức ép lên các cơ khiến các cơ bị căng thẳng và dẫn đến đau nhức không quay đầu được.

Bên cạnh đó, các tư thế ngồi, đứng không đúng tư thế lặp đi lặp lại nhiều lần cũng dẫn đến đau vai gáy. Dùng máy tính hoặc dùng điện thoại nhiều giờ liền cũng có thể dẫn đến tình trạng đau cứng cổ không quay đầu được.

Gối đầu quá cao

Một số người có thói quen ngủ kê gối đầu quá cao. Về lâu dài, nếu nằm ngủ kê gối quá cao sẽ dẫn đến tê mỏi cổ, vùng vai gáy. Và để lại hậu quả thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, việc nằm ngủ kê gối quá thấp cũng không tốt. Gối quá thấp khiến cổ bị ngửa ra phía sau và tạo sức căng lớn cho dây chằng. Điều này gây ảnh hưởng cho dây chằng cổ và gây đau đớn nhiều hơn.

Đau cứng cổ không quay đầu được do chấn thương

Các chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông hay va chạm mạnh tác động đến vùng cổ, vai gáy cũng là nguyên nhân dẫn đến đau cứng cổ. Đồng thời những người lao động chân tay, thường xuyên phải khuân vác đồ nặng cũng gây đau nhiều ở vùng cổ, vai gáy.

Nguyên nhân do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân cơ học trên, đau cứng cổ còn đến từ nguyên nhân do bệnh lý. Người bệnh mắc phải một số bệnh lý liên quan đến xương khớp như: thoái hóa, thoát vị, gai đốt sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau cứng cổ, vai gáy

Đây là căn bệnh thoái hóa xảy ra ở hầu hết ở người trung niên bước sang tuổi 50. Căn bệnh này xảy ra ở xương sụn gây ra những cơn đau nhức, xơ cứng các khớp. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và nhức mỏi thường xuyên.

Thoát vị đĩa đệm ở cổ

Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống, cấu tạo bao gồm bao xơ bên ngoài và nhân nhầy ở trung tâm. Khi nhân nhầy chui qua khe hở của bao xơ bị rách, chèn ép dây thần kinh sẽ gây ra thoát vị đĩa đệm. Dây thần kinh ở cổ bị chèn ép sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, dai dẳng và cơn đau tăng lên nhiều theo năm tháng.

Gai cột sống cổ

Đau cứng cổ không quay đầu được cũng xuất phát từ nguyên nhân gai cột sống cổ. Đây là quá trình lắng đọng canxi ở đốt sống, tình trạng này kéo dài sẽ hình thành nên các gai xương mọc ra và đâm vào các dây thần kinh, mạch máu ở cổ. Khu vực cổ sẽ gây ra những cơn đau nhức khó chịu, đau nhói như kim châm.

>>>Xem thêm: Đau cứng cổ sau khi ngủ dậy làm cách nào để HẾT?

Cách phòng ngừa các biến chứng đau cứng cổ

Để ngăn ngừa các biến chứng diễn ra, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện các việc làm như:

Ngồi làm việc đúng tư thế

– Không được nằm ngủ, ngồi làm việc sai tư thế.

– Không được xoay cổ tay hay vặn cổ, xoay lưng mạnh đột ngột.

– Tránh vận động quá mạnh làm ảnh hưởng đến cổ, vai gáy.

– Tăng cường tập luyện thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe xương khớp.

– Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, kali và các loại vitamin để giúp xương khớp luôn chắc khỏe.

– Luôn giữ ấm cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh đột ngột.

Nếu xuất hiện thấy biểu hiện đau cứng cổ không quay đầu được hãy đến ngay bệnh viện để khám. Tại đây các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 0082 hoặc bình luận dưới bài viết để nhận hỗ trợ từ các chuyên gia xương khớp.